Bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải là nét văn hóa đặc sắc truyền thống của cư dân miền biển, cầu mong được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ngư dân vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai khi hành nghề trên biển để đánh bắt được nhiều tôm, cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tại Lăng Ông Nam Hải (ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã diễn ra Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải lần thứ XX - năm 2023. Lễ hội diễn ra từ ngày 27 đến 29/4 (tức mùng 8 -10/3 âm lịch). Đây là một trong những Lễ hội Nghinh Ông lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đông đảo người dân các nơi đến dự.

Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải quy tụ nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như: trưng bày sản phẩm OCOP; trưng bày sách và ảnh thời sự, nghệ thuật; tổ chức các trò chơi dân gian; biểu diễn nghệ thuật, hát cải lương, tuồng cổ; múa lân sư rồng, thi đấu thể thao, thả tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Ông Đặng Văn Chứa - Trưởng Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đánh trống khai Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải.

Ông Đặng Văn Chứa - Trưởng Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đánh trống khai Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải.

Phát biểu tại Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, bà Nguyễn Hồng Cẩm - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Với tiềm năng, thế mạnh của Đông Hải là khai thác và nuôi trồng thủy sản do huyện có bờ biển dài 23 km với 02 cửa sông lớn thông ra biển là Gành Hào và Cái Cùng. Nói đến Đông Hải là nói về một vùng đất gắn liền với biển, có đoàn ghe trên 500 chiếc ra khơi đánh bắt tôm, cá và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao”.

“Theo tín ngưỡng lâu đời, tục thờ Cá Ông – Lễ hội Nghinh Ông là một nét văn hóa đặc sắc, là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cư dân miền biển, cầu mong được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ngư dân vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai khi hành nghề trên biển để đánh bắt được nhiều tôm, cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để ngư dân Đông Hải hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc tiền hiền đã có công đi mở đất và hướng đến nhiệm vụ quan trọng là phát huy truyền thống yêu nước gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải nhấn mạnh.

Cá Ông được người dân Đông Hải bảo quản tại Lăng Ông Nam Hải (ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).

Cá Ông được người dân Đông Hải bảo quản tại Lăng Ông Nam Hải (ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).

Bà Nguyễn Hồng Cẩm cũng kêu gọi các ngành, các cấp và Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, duy trì bản sắc tốt đẹp của lễ hội nghinh Ông. Đồng thời thường xuyên gần gũi, động viên ngư dân tích cực ra khơi bám biển, chủ động cải hoán tàu thuyền để nâng cao hiệu quả đánh bắt, vươn lên từ biển và giàu từ biển. Từ đó, góp phần đưa Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy.

Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải diễn ra trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, vì vậy UBND huyện Đông Hải đã chỉ đạo Ban tổ chức Lễ hội Nghinh Ông huyện tuân thủ nghiêm phòng, chống dịch. Đồng thời đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách tham gia Lễ hội.

Theo ông Đặng Văn Chứa - Trưởng Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải (huyện Đông Hải) cho biết: “Ban Trị sự đã có sự chuẩn bị chu đáo tổ chức Lễ hội Nghinh Ông ở tất cả các khâu như: bố trí tàu thuyền và xe rước Ông, lựa chọn các thành viên tham dự Lễ hội, đội ngũ tình nguyện viên... đảm bảo đúng phong tục, an toàn, tiết kiệm.

Nhân dịp này, UBND huyện Đông Hải tặng giấy khen cho 36 tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức Lễ hội Nghinh Ông.

Năm 2010, ngư dân thị trấn Gành Hào đã phát hiện và đưa vào bờ một “Ông Nhám” dài 9,7m, nặng khoảng 13 tấn, đã được Viện Hải dương học Nha Trang ướp hóa chất bảo quản, xử lý xác lấy da nhồi bông. Hiện, xác cá Ông được đặt trang trọng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ ngư dân, du khách hành hương, chiêm bái…

Theo tương truyền, cá Ông là một linh vật linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, nếu chẳng may tàu thuyền gặp nạn thì cá Ông sẽ xuất hiện để hộ tống thuyền bè gặp nạn vào chỗ cạn an toàn. Ngược lại, khi cá Ông gặp nạn hoặc “lụy”, xác dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng trang trọng.

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan Du lịch 2025 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”.

Khai mạc Liên hoan Du lịch 2025 'Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa'

(PLVN) - Tối 30/4, tại khu vực Quảng trường Danh Vọng, Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), Liên hoan Du lịch 2025 với chủ đề “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa” chính thức khai mạc, mở đầu chuỗi hoạt động văn hóa – du lịch sôi động kéo dài đến ngày 4/5.

Đọc thêm

Tiền Giang sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng dự lễ Khai mạc “Tiền Giang – Nơi cuối nguồn Mekong”.
(PLVN) -  Hình ảnh du lịch sông nước miệt vườn Tiền Giang đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới từ những năm 80 với chương trình Mekong Tour nổi tiếng. Đến nay, Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang lần thứ 2 năm 2025 tự hào tiếp tục làm rạng danh du lịch tỉnh nhà với chủ đề “Tiền Giang – Nơi cuối nguồn Mekong”.

Quảng Ninh: Gấp rút chuẩn bị cho khai mạc Carnaval Hạ Long 2025

Gấp rút chuẩn bị cho khai mạc Carnaval Hạ Long 2025
(PLVN) -  Ngày 29/4, công tác chuẩn bị cho Carnaval Hạ Long 2025 đang được gấp rút hoàn thiện. Chương trình năm nay hứa hẹn mang đến nhiều điểm nhấn khác biệt với không gian nghệ thuật kết hợp lễ hội đường phố, sự tham gia của hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên, cùng khoảng 400 nhân lực kỹ thuật và gần 500 tấn thiết bị phục vụ chương trình.

Trào dâng ký ức hào hùng, niềm tự hào dân tộc khi trải nghiệm những 'địa chỉ đỏ'

Địa đạo Củ Chi trở thành địa danh lịch sử thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan. (Ảnh: Bảo An)
(PLVN) - Dịp lễ 30/4, nhiều du khách đã đến với những “địa chỉ đỏ”, hành trình mang dấu ấn lịch sử, tìm về chốn xưa, nơi cha ông đã đổ xương máu, làm nên chiến thắng oanh liệt, góp phần cho ngày giải phóng, độc lập dân tộc hôm nay. Họ tri ân, tưởng nhớ và được sống lại những ký ức hào hùng của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Bộ đội Việt Nam cứu hành khách ngã cầu thang trên tàu quốc tế

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai hỗ trợ đưa hành khách đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
(PLVN) - Một du khách bất ngờ bị tai nạn do ngã cầu thang gãy chân trên tàu du lịch quốc tế Mein Schiff 6 trong hành trình du lịch từ Hồng Kông đến Việt Nam. Ngay khi nhập cảnh tại Quảng Ninh, Việt Nam du khách đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền hội tụ tại Đại nội Huế

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
(PLVN) -  Ngày 26/4, tại Phủ Nội vụ (Đại nội Huế) Ban tổ chức Festival Huế tổ chức chương trình khai mạc “Triển lãm cây kiểng, hoa phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế”. Đây là một trong chuỗi sự kiện, hoạt động của năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.

Khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô

Một góc Cô Tô nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Tối 26/4, tại huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025 với chủ đề: “Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời”, với nhiều dịch vụ vui chơi, khám phá biển đảo mới.

Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025

Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
(PLVN) -  Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Mùa du lịch năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”.

Du lịch xanh toả sáng giữa đại ngàn

Du khách chụp ảnh cùng các em nhỏ vùng cao trong trang phục thổ cẩm của người đồng bào dân tộc (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Giữa những chuyển động của du lịch hiện đại, khi khắp nơi ồn ào với các khu nghỉ dưỡng sang trọng và các gói trải nghiệm được lập trình sẵn, thì ở vùng trung du miền núi phía Bắc có những điểm đến đang âm thầm vươn mình bằng vẻ đẹp hoang sơ và bản sắc riêng biệt. Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang - ba tỉnh đang trở thành lựa chọn cho hành trình xanh, thân thiện và bền vững.

Măng Đen 'cháy' phòng dịp lễ 30/4 – 1/5

Du khách chụp ảnh lưu niệm trên con đường thông nổi tiếng dẫn vào trung tâm thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông.
(PLVN) - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ghi nhận lượng khách tăng vọt, khiến nhiều cơ sở lưu trú lâm vào tình trạng quá tải.

Chiến lược kép cho du lịch Cô Tô phát triển bền vững

Cô Tô qua công nghệ VR360 độ.
(PLVN) -  Huyện Cô Tô được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn là địa phương thí điểm chuyển đổi số cấp huyện giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, với mục tiêu xây dựng xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nhờ ứng dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số, Cô Tô đã tạo ra nhiều đột phá, mở ra cơ hội phát triển nhanh, bền vững cho ngành du lịch địa phương.

Kết nối đường sắt – đánh thức tiềm năng du lịch xứ Trà

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”.
(PLVN) -  Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang khẳng định vị thế là điểm đến du lịch hấp dẫn nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử - văn hoá phong phú và đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với văn hóa Trà.

Quảng Ninh: Không bỏ lỡ cơ hội vàng hút khách du lịch

Dự kiến năm 2025 sẽ có khoảng 60 chuyến tàu biển từ nhiều quốc gia đến Quảng Ninh. (Ảnh: quangninh.gov.vn)
(PLVN) -  Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đón 19 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng. Quyết không bỏ lỡ cơ hội vàng để tiếp tục thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, năm 2025 với hàng trăm sự kiện, chương trình văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Ninh phấn đấu cán mốc 20 triệu lượt khách.