Bắc Kạn gìn giữ, bảo tồn nhà sàn cổ của đồng bào Tày

Những ngôi nhà sàn cổ tại Kim Hỷ chứa đựng chiều sâu văn hóa (Ảnh: Lê Hanh)
Những ngôi nhà sàn cổ tại Kim Hỷ chứa đựng chiều sâu văn hóa (Ảnh: Lê Hanh)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Nhiều ngôi nhà sàn cổ có tuổi đời hàng trăm năm của đồng bào Tày tại xã Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đang dần bị mai một. Nét văn hóa truyền thống này rất cần gìn giữ, bảo tồn trong xu hướng phát triển của thời đại.

Nhà sàn cổ có tuổi đời đến 200 năm

Hiện nay, thiết kế nhà sàn tại nhiều đồng bào các dân tộc đang dần bị mai một. Một trong những nguyên nhân là do nguồn nguyên vật liệu để làm nhà sàn đang dần khan hiếm. Để xây dựng một ngôi nhà sàn cần rất nhiều gỗ, chi phí có thể đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Mặt khác, trước tác động của đô thị hóa, người dân đã biến những ngôi nhà sàn thành những ngôi nhà xây, ngói lợp.

Tại xã Kim Hỷ, huyện Na Rì, bà con người Tày vẫn giữ được rất nhiều ngôi nhà sàn có giá trị cổ. Theo thống kê của UBND xã Kim Hỷ, toàn xã có 4 thôn còn bảo tồn được nhà sàn cổ mái ngói âm dương, nhưng tập trung chủ yếu tại Bản Vèn với 22 hộ giữ được nếp nhà truyền thống.

Có những ngôi nhà được làm cách đây khoảng 100-200 năm. Những bộ cột, xà, kèo, sàn, vách bưng của nhiều căn nhà được làm bằng gỗ nghiến nên dù trải qua bao mưa nắng, gió sương vẫn rất kiên cố, không hề bị mối mọt.

Trong nhà sàn, các sinh hoạt như thờ cúng, tiếp khách, phòng ngủ gia đình và phòng ngủ khách đều được bố trí trong cùng một sàn tầng 2. Tầng 1 chỉ để nông cụ, chất đồ dự trữ trong sinh hoạt, nhà vệ sinh và chuồng trại nuôi gia súc gia cầm được tách riêng.

Nhà sàn của đồng bào người Tày không chỉ che nắng, che mưa, mà còn là nơi giữ gìn những nét văn hóa truyền thống riêng biệt. Mặc dù cuộc sống ngày càng thay đổi, những ngôi nhà xây bằng xi măng, gạch đá đã xuất hiện rất nhiều, nhưng đối với đồng bào người Tày tại Kim Hỷ vẫn lựa chọn việc sống ở nhà sàn vì ở đây rất thoáng mát, hơn nữa ở nhà sàn cùng là nét văn hóa mà người dân nơi đây muốn gìn giữ.

Một ngôi nhà cổ tại tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: Lê Hanh)

Một ngôi nhà cổ tại tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: Lê Hanh)

Nguy cơ mai một di sản nhà sàn cổ ở Kim Hỷ

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều gia đình đã thay đổi công năng, vị trí một số công trình, hạng mục trong ngôi nhà sàn của mình. Ví dụ như bếp củi thay bằng bếp gas, phòng vệ sinh khép kín được bố trí ngay trong nhà.

Trong khi đó, nhiều ngôi nhà cổ đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, không đảm bảo an toàn sinh sống trong mùa mưa bão, khi không còn gỗ để thay thế hay sửa chữa, người dân buộc phải lựa chọn việc phá dỡ để xây dựng nhà mới. Bên cạnh đó, với lối sống mới của thế hệ trẻ cũng không còn mặn mà với nhà sàn truyền thống.

Hiện nay, chính quyền địa phương cũng như hương ước của thôn, làng chưa có quy định nào trong việc bảo tồn, duy trì tu sửa các ngôi nhà sàn cổ, do đó việc phá bỏ vẫn diễn ra, các “di sản” của cha ông đang dần bị mai một.

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác phát huy các giá trị văn hóa, bảo tồn các di tích, di sản quý báu của tỉnh. Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 4 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 12/8/2021 về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch... Đối với những kiến trúc nhà sàn cổ mang đậm nét văn hóa của đồng bào Tày tại Na Rì đang rất cần được bảo tồn, gìn giữ.

Có thể thấy, những ngôi nhà sàn cổ tại Kim Hỷ không những mang giá trị kinh tế mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa, đời sống tâm linh và những truyền thống tốt đẹp của đồng bào Tày. Vì vậy, rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ các cấp để bảo tồn những di sản vật thể quý giá này

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.