Ba phụ nữ cùng nhận giải Nobel Hòa bình 2011

Giải Nobel Hòa bình năm nay đã được trao 3 người phụ nữ gồm: Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, bà Leymah Gbowee – cũng là người Liberia và bà Tawakkul Karman, người Yemen.

Giải Nobel Hòa bình năm nay đã được trao 3 người phụ nữ gồm: Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, bà Leymah Gbowee – cũng là người Liberia và bà Tawakkul Karman, người Yemen . 
Ba người phụ nữ được trao giải Nobel Hòa bình. Ảnh BBC
Ba người phụ nữ được trao giải Nobel Hòa bình. Ảnh BBC

Theo tuyên bố của Ủy ban Nobel, 3 người phụ nữ nói trên được trao giải vì “cuộc đấu tranh phi bạo lực đòi sự an toàn cho phụ nữ và quyền được tham gia đầy đủ vào công cuộc kiến tạo hòa bình của người phụ nữ”.

Bà Johnson Sirleaf là nguyên thủ quốc gia được bầu đầu tiên của châu Phi trong khi bà Gbowee là một nhà hoạt động vì hòa bình của Liberia, còn bà Karrman là một nhân vật nổi bật trong phong trào đấu tranh ủng hộ dân chủ ở Yemen.

“Chúng ta không thể có được nền dân chủ và hòa bình lâu dài trên thế giới nếu như người phụ nữ không có những cơ hội ngang bằng như những người đàn ông trong việc thúc đẩy sự phát triển trên mọi lĩnh vực của xã hội” – ông Thorbjoern Jagland - Chủ tịch Ủy ban Nobel phát biểu trong lễ trao giải diễn ra chiều qua (7/10) ở Oslo, Na Uy.

Bà Karman được trao giải vì vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh đòi quyền của phụ nữ trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Yemen “ở những điều kiện khó khăn nhất” và là người phụ nữ Ả rập đầu tiên nhận được giải thưởng này.

Còn bà Sirleaf, 72 tuổi – người đã được bầu làm Tổng thống Liberia vào năm 2005 - thì cho rằng giải thưởng này là phần thưởng “cho tất cả người dân Liberia” và là sự công nhận cho “nhiều năm đấu tranh vì công lý”.

Bà Gbowee - đồng hương của bà Sirleaf - trong khi đó là một người đã phê phán mạnh mẽ tình trạng bạo lực trong cuộc nội chiến ở Liberia, người đã vận động phụ nữ thuộc các tôn giáo, sắc tộc tham gia hoạt động vì hòa bình và khuyến khích họ tham gia bầu cử.

Giải thưởng dành cho 3 người phụ nữ này là 1,5 triệu USD.

Hà Dung (theo BBC)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.