Bà Nguyễn Thị Hoa được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

0:00 / 0:00
0:00
Chiều ngày 03/4, tại Trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển.

Cập nhật lúc 20:47, Thứ tư, 03/04/2024 (GMT+7)

Ông Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển cho bà Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: Chính Bình

Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Cường - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; ông Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; ông Phạm Hùng Việt - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển...

Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Phạm Hùng Việt - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển chúc mừng bà Nguyễn Thị Hoa được bổ nhiệm và giao trọng trách mới.

Ông Phạm Hùng Việt - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển phát biểu chúc mừng Tạp chí Văn hóa và Phát triển có tân Tổng Biên tập mới. Ảnh: CB

Ông Phạm Hùng Việt cho biết, Viện rất vui mừng tiếp nhận thạc sỹ, nhà báo Nguyễn Thị Hoa hiện đang làm Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra về làm Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển. Đây là một thay đổi lớn của tạp chí và hy vọng tân Tổng Biên tập sẽ phát huy được thế mạnh của mình như một luồng gió mới, đẩy mạnh thế mạnh của tạp chí lên một tầm cao mới.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa cho biết, đây là một thời khắc vô cùng quan trọng đầy cảm xúc và nhiều ý nghĩa, đồng thời là một chặng đường mới trong cuộc đời.

Tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển phát biểu nhận nhiệm vụ. Ảnh: CB

“Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển, đã tin tưởng và giao trọng trách Tổng Biên tập. Tôi xin hứa sẽ cùng Ban Biên tập và cán bộ phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao vị thế tạp chí lên một tầm cao mới” - tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển khẳng định.

Tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1968, quê Hải Dương đã gắn bó với nghề báo được 24 năm.

Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển bà đã có nhiều năm công tác, gắn bó làm báo ngành Thanh tra.

Từ tháng 01/2010 bà công tác tại Báo Thanh tra với cương vị phóng viên, rồi kinh qua các chức vụ như: Phó phòng, trưởng phòng.

Đến năm 2016 bà được luân chuyển và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra rồi phụ trách Tạp chí Thanh tra.

Đến tháng 8/2021 bà được điều động, bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Thanh tra.

Ngoài làm công tác chuyên môn, bà còn nhiệt tình tham gia các hoạt động của Cơ quan Thanh tra Chính phủ và được tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2018 - 2023, là Trưởng Ban Nữ công, Trưởng Tiểu ban Văn hóa.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển:

Lãnh đạo Ban Biên tập và các cán bộ phóng viên Tạp chí Văn hóa và Phát triển tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra Đỗ Công Định tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra Nguyễn Văn Lương tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Thắng tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Tổng Biên tập Báo Công thương Nguyễn Văn Minh tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông Đinh Đức Thiện tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Các đại biểu tham dự buổi lễ tặng hoa chúc mừng tân Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: CB

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.