Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ba má tôi cưới nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ

Ông Quảng-bà Mừng chụp ảnh sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ông Quảng-bà Mừng chụp ảnh sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong lúc mọi người chuẩn bị giúp tổ chức đám cưới, thì ba tôi tranh thủ đi đến tất cả các xưởng quân giới để động viên mọi người sản xuất gấp lựu đạn chuyển lên mặt trận.

1. Ba của tôi là một trong những người con Liên khu 5 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò tiếp tế đạn dược cho mặt trận. Kỷ niệm đẹp nhất của ba tôi là đã cưới má tôi giữa những ngày khói lửa ác liệt cam go của chiến trường. Họ đến với nhau bằng tình yêu của những người đồng chí, sẵn sàng đi vào cái chết vì chiến thắng của dân tộc.

Ba tôi là Đại tá, Tiến sĩ Đoàn Văn Quảng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học đầu tiên, ông sinh năm 1929 tại xã Xuân Lộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ông tham gia phong trào học sinh cứu quốc ở Quy Nhơn từ năm 1944. Sau ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, ông được cử làm Trưởng phòng tuyên truyền thị xã Quy Nhơn, sau đó ông vô chi đội Nha Trang. Cuối năm 1946, ông được cử ra Bắc cùng đón cán bộ Liên khu 5 để đi học nước ngoài. Đến chiến khu Việt Bắc, ông được cử là Bí thư chi bộ Viện nghiên cứu Quân giới.

Giữa năm 1953, ông đang làm Thư ký Công đoàn của Quân giới khu 5, thì được đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp giao nhiệm vụ phụ trách trạm dân công Đèo Khế - Bình Ca. Đèo Khế nằm giữa hai tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, còn Bình Ca thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ chính của trạm dân công do ba tôi phụ trách là vận chuyển lương thực, thuốc men đạn dược từ Đèo Khế lên Bình Ca để từ đó lên mặt trận. Hồi ấy dân công sử dụng xe đạp để thồ đạn đêm đi, ngày nghỉ. Ba tôi có kỷ niệm hút chết khi đang trên đường về Thái Nguyên qua Đèo Khế về báo cáo tình hình thì bị máy bay địch phát hiện, ông đã vứt cả xe đạp, lăn xuống vực, địch trên máy bay bắn đuổi theo nhưng không trúng.

Tháng 11 năm 1953, ông được điều chuyển đi chiến dịch Trần Đình (tên chiến dịch Điện Biên Phủ bấy giờ). Ông hành quân qua Yên Bái, lên Tây Bắc gặp đồng chí Phan Tử Lăng, Cục phó Cục Quân giới tại mặt trận. Ông nhận nhiệm vụ phụ trách bảo đảm vũ khí cho mặt trận. Ông bắt tay vào cùng anh em chuẩn bị các kho tàng chứa vũ khí, đôn đốc việc vận chuyển và bàn giao đạn cho các đơn vị.

Sau khi ta đánh xong Him Lam giữa tháng 3 năm 1954, tình hình mặt trận rất cần lựu đạn để đánh địch. Đồng chí Nguyễn Văn Nam, Cục trưởng Cục Quân giới gọi ông lên giao nhiệm vụ: “Đồng chí trở về khu 4 để đôn đốc các xưởng vận chuyển gấp lựu đạn lên mặt trận”. Ông Nam quy định cho ba tôi 11 ngày đi, 3 ngày làm việc, 11 ngày trở về. Nghĩa là sau 25 ngày, ba tôi phải có mặt tại mặt trận. Ông biết tình yêu của ba tôi với nữ chiến sĩ sản xuất đạn trong Nhà máy Quân giới MK1 đóng ở Thanh Chương, Nghệ An. Có lẽ vì thông cảm với tình yêu của ba má tôi, mà Cục trưởng Nam đã cho ba tôi tranh thủ đi công tác kết hợp thăm người yêu. Tuy nhiên ông đe ba tôi: “Cậu không được vì mừng mà bịn rịn ở hậu phương. Cậu mà về muộn tớ kỷ luật cậu đấy”.

2. Má tôi tên Huỳnh Thị Mừng, kém ba tôi 3 tuổi, quê ở Huế. Nhà gần ga xe lửa Huế. Cả nhà má tôi đều theo cách mạng. Năm 1946, mặt trận Huế bị vỡ, má tôi theo các anh cùng cả nhà ra chiến khu ATK1 đóng ở Hà Tĩnh. Năm 1947 má tôi đã vào bộ đội tham gia sản xuất lựu đạn trong xưởng quân giới. Năm 1949, trong lúc sản xuất ngòi nổ, bị sự cố cả xưởng bốc cháy, 4 người bị chết, má tôi bị bỏng khắp người. Má tôi được kết nạp Đảng năm 1949. Ba tôi quen má trong dịp từ Việt Bắc về làm phái viên giảng bài trong đợt chỉnh huấn chỉnh quân năm 1952 cho đơn vị của má tôi.

Ba tôi khi được thủ trưởng cho về hậu phương công tác thì mừng vô cùng, lại được sự động viên các đồng nghiệp, các “tham mưu con” quân sư: “Cậu về đợt này cưới cô Mừng đi, cậu thấy trận chiến đang ác liệt thế này, biết chết sống lúc nào. Tớ tính cho cậu nhé: cậu tranh thủ đi cả ngày lẫn đêm thì chỉ độ 10 ngày là về đến chỗ Mừng thôi”. Anh em lại còn góp tiền cho ba tôi. Thật cảm động khi mọi người đưa cho ba tôi tới 10 đồng bạc tín phiếu và một chiếc khăn bông to và một số vật dụng khác. Lời tâm sự của đồng đội trong gian khó như tiếp thêm sức mạnh: “Cậu cứ cầm số tiền này lo đám cưới, bọn tớ có cần tiền làm gì đâu, nhớ cưới bằng được vợ mới về đây nhé”.

3. Ba tôi vội tức tốc lên đường vừa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chung, vừa lo chuyện riêng. Có những lúc ông đạp xe cả ngày, cả đêm. Lúc nào mệt thì kiếm bãi cỏ nằm chợp mắt một chút rồi cấp tốc lên đường. Hồi ấy đường ra trận đêm đêm đèn đuốc sáng choang, dân công lên mặt trận đông nghìn nghịt. Ghé thăm người bạn ở Thanh Hóa, nghe tin ba tôi cưới vợ, anh bạn cho 1kg thuốc lá sợi vàng để góp vui. Thế là chỉ chín ngày, ông đã về đến Nhà máy Quân giới MK1. Ba tôi tranh thủ gặp các đồng chí Bí thư, Giám đốc xin phép cưới vợ. Mọi người thấy vậy đều đồng tình ủng hộ.

Ba tôi đưa 10 đồng tín phiếu để nhờ mọi người chuẩn bị giúp. 2 đồng dùng để mua giấy cuốn thuốc lá, còn 8 đồng mua đường, lạc để nấu kẹo cu đơ, còn có người cho cân chè Thái Nguyên tuyệt hảo, không phải mua chè nữa. Trong lúc mọi người chuẩn bị giúp tổ chức đám cưới, thì ba tôi tranh thủ đi đến tất cả các xưởng quân giới để động viên mọi người sản xuất gấp lựu đạn chuyển lên mặt trận. Hồi ấy phương tiện duy nhất là chiếc xe đạp, đi đâu cũng phải chuẩn bị bơm, lọ cồn dán khi thủng săm và một vài chiếc săm xe mới. Ba tôi hẹn mọi người 18h tối 1/4/1954, sẽ về tổ chức đám cưới.

Thế mà bóng chiều đã đổ chưa thấy bóng ba tôi đâu, má tôi lo lắng bồn chồn đứng bên sông nhìn xem có đò sang không. Mãi chiều muộn ba tôi mới về. Một đám cưới tưng bừng vui vẻ được tổ chức tại nhà ăn của nhà máy. Hơn 200 người đã tới chúc mừng, ca hát rất vui bên nồi nước chè to tướng, rổ thuốc lá cuộn và mấy đĩa kẹo cu đơ. Cưới xong chẳng biết sẽ ngủ đâu, may quá có vợ chồng anh đốc công tên Sơn có một túp lều nho nhỏ hai vợ chồng đang ở, quyết định nhường lại cho đôi uyên ương. Anh Sơn thì đưa con vào ngủ trong tập thể, còn vợ anh vào trực trong trạm xá. Thế là ba má tôi được 2 ngày trăng mật. Trong đêm thứ hai chia tay, ba tôi thủ thỉ: “Chuyến này lên mặt trận, chẳng biết sống chết thế nào, em chờ đợi anh nhé”. Má tôi gạt đi: “Anh chỉ nói gở, em tính xin chuyển sang làm y tá để phục vụ thương binh từ mặt trận đưa về”.

4. Sớm ngày thứ 3, ba tôi vội lên đường để lại hậu phương bao niềm thương nhớ. Khi lên đến cơ quan thì mới có 24 ngày vẫn sớm hơn quy định 1 ngày. Khi nghe báo cáo công việc và nhận được vũ khí từ các binh xưởng chuyển lên, Cục trưởng Nam báo cáo lên Thủ trưởng Hoàng Văn Thái, biểu dương ba tôi toàn mặt trận. Còn anh em thì xúm vào hỏi: “Thế nào cậu có gặp Mừng không, hai đứa có cưới nhau không?”. Nghe ba tôi thì thào kể chuyện cưới xin mọi người vỗ tay đôm đốp, chúc mừng cho ba tôi. Còn má tôi sau đó chuyển sang làm y tá điều trị cho các thương binh từ hỏa tuyến trở về.

Đại tá Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP HCM.

Đại tá Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP HCM.

Tròn 60 năm trôi qua, sau khi hoàn thành ước nguyện chung sống hạnh phúc với người mình yêu hết cuộc đời, ba tôi đã “cưỡi hạc về trời” cũng vào một ngày tháng 4.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, bài viết này của tôi, như một nén tâm nhang, thành kính cầu mong ba sẽ thanh thản nơi xa!.

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.