ASEAN - Ấn Độ: Phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 200 tỉ USD

Các Bộ trưởng tại PMC ASEAN+Ấn Độ
Các Bộ trưởng tại PMC ASEAN+Ấn Độ
(PLO) - Sáng 3/8, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 51 và các hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ (PMC ASEAN+Ấn Độ). 

Tại Hội nghị, hai bên hài lòng ghi nhận tiến triển tích cực trong triển khai các kết quả của Hội nghị Cấp cao cũng như trong thực hiện Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016-2020, với nhiều hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực từ chính trị-an ninh, kinh tế đến văn hóa - xã hội, giao lưu nhân dân. Các nước ASEAN bày tỏ hoan nghênh Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng Đông tăng cường quan hệ với ASEAN và khu vực, đánh giá cao vai trò và đóng góp của Ấn Độ đối với hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, cảm ơn Ấn Độ tích cực ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác khu vực do ASEAN chủ trì. Ấn Độ khẳng định ASEAN là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, là điểm nối quan trọng giữa hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; cam kết tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ với ASEAN, tích cực hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, tăng cường kết nối khu vực.  

Về phương hướng thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ thời gian tới, các Bộ trưởng ASEAN và Ấn Độ nhất trí sẽ tăng cường hợp tác toàn diện trên cả 3 trụ cột, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác biển; thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 200 tỉ USD vào năm 2025… Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, ASEAN và Ấn Độ chia sẻ các quan ngại về diễn biến của tình hình Biển Đông với các hoạt động quân sự hóa làm xói mòn lòng tin và gây nguy hại nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định ở khu vực. Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển khu vực, bao gồm Biển Đông; nhấn mạnh mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; trông đợi việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và khuyến khích các nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu quả và ràng buộc.

lChiều 3/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) lần thứ 11 đã được tổ chức tại Singapore với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Tổng Thư ký ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. Tại Hội nghị, để thúc đẩy hơn nữa hợp tác, các Bộ trưởng đã thông qua việc cải tiến cơ cấu của LMI thành 2 trụ cột hợp tác bao gồm hợp tác nguồn nước, năng lượng, lương thực và môi trường; phát triển con người và kết nối. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung, Tài liệu về tái cơ cấu LMI và Kế hoạch hành động LMI giai đoạn 2016-2020. 

Nội dung hợp tác quản lý nguồn nước, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa thảm họa được nêu đậm trong Hội nghị. Các Bộ trưởng cho rằng cần tiếp tục thúc đẩy xây dựng một tầm nhìn chung và khuôn khổ chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước. Các nước LMI, Nhóm Những người bạn của Hạ nguồn Mekong (FLM) và Ủy hội sông Mekong (MRC) cũng đã thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quản lý dữ liệu nguồn nước và chia sẻ thông tin ở hạ nguồn Mekong nhằm nâng cao năng lực của các nước LMI và MRC trong việc thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu nguồn nước. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh hợp tác LMI là một trong những cơ chế hàng đầu tại tiểu vùng về thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm. Để tăng cường hơn nữa hợp tác trong LMI, Phó Thủ tướng đề xuất đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực như tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm của Mỹ hỗ trợ các nước Mekong phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và nghiên cứu phát triển; hợp tác tăng năng suất nông nghiệp, nâng cao khả năng ứng phó của nông nghiệp với biến đổi khí hậu và mở rộng thị trường hàng nông sản; chú trọng hợp tác về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực, đặc biệt là hợp tác phòng ngừa và giảm rủi ro thảm họa, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Trong đó hợp tác LMI cần tập trung hỗ trợ các nước Mekong nâng cao năng lực về quản lý bền vững các nguồn nước xuyên biên giới; ứng dụng công nghệ và các công cụ mới nhằm đánh giá tác động từ các dự án phát triển tới môi trường tự nhiên và xã hội; và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về hạn hán và lũ lụt.

Cũng trong ngày 3/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Hàn Quốc lần thứ 8 đã được tổ chức tại Singapore. Hội nghị nhất trí tiếp tục hợp tác tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao năng lực phát triển bền vững. Hàn Quốc nhấn mạnh triển khai Chính sách hướng Nam mới và quyết tâm tăng cường hợp tác với khu vực Mekong, tăng ODA cho các nước ASEAN và nguồn tài chính cho Quỹ hợp tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF). Các Bộ trưởng nhất trí về việc nâng cấp cơ chế làm việc và khả năng tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ nhất vào năm 2019. Các Bộ trưởng cũng thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Đông và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố đồng chủ tịch và nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Hàn Quốc lần thứ 9 sẽ được tổ chức ở Thái Lan vào năm 2019.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh một số nội dung hợp tác thời gian tới, trong đó chú trọng hợp tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và xử lý hiệu quả, kịp thời những thảm họa xảy ra trên sông Mekong, quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong và mở rộng hợp tác với Ủy hội sông Mekong. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.