Áp lực bủa vây giáo viên Nhật Bản

Giáo viên và học sinh tại một trường học ở Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News
Giáo viên và học sinh tại một trường học ở Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News
0:00 / 0:00
0:00
Thời gian làm việc dài, mức lương không theo kịp đà tăng của lạm phát và hàng núi giấy tờ đang khiến cuộc sống của các giáo viên trên khắp Nhật Bản ngày càng khó khăn, khiến nhiều người không muốn theo đuổi sự nghiệp giáo dục.

Báo cáo hồi đầu năm nay trên tờ The Nihon Keizai Shimbun chỉ ra rằng, vẫn còn gần 2.800 vị trí cần tuyển dụng ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên khắp Nhật Bản, tăng khoảng 30% so với một năm trước. Ngoài việc thiếu giáo viên, có 5.897 giáo viên đã nghỉ việc vì các vấn đề sức khỏe tâm thần vào năm 2021, trong đó có gần 3.000 giáo viên tiểu học. Trong tổng số giáo viên nghỉ việc có hơn 1.100 người quyết định bỏ nghề hoàn toàn.

Một giáo viên tại trường trung học Nhật Bản có mức thu nhập trung bình 400.000 yen (tương đương 3.000USD/tháng). Mặc dù đây là mức lương hợp lý nhưng các giáo viên nhận thấy thu nhập của họ không tăng nhiều như lạm phát vốn đã đẩy giá thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác tăng cao trong 18 tháng qua. Do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, một số giáo viên đã tìm đến nhiều loại công việc bán thời gian khác nhau để trang trải các hóa đơn.

Vấn đề lớn nhất đối với giáo viên ở Nhật Bản là thời gian làm việc dài. Giáo viên phải có mặt ở trường trước khi lớp học bắt đầu lúc 8 giờ sáng và ở lại rất lâu sau khi học sinh về nhà. Ngoài việc chuẩn bị bài giảng, chấm bài của học sinh, họ còn phải điền thông tin vào các báo cáo để gửi Bộ Giáo dục Nhật Bản và cơ quan giáo dục địa phương.

Một nghiên cứu về cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong ngành giáo dục do Bộ Giáo dục Nhật Bản công bố hồi tháng 1 năm nay cho thấy, giáo viên nước này làm thêm trung bình 95 giờ 32 phút mỗi tháng. Trong khi đó, theo Bộ Y tế Nhật Bản, người lao động có nguy cơ tử vong do làm việc quá sức nếu làm thêm hơn 80 giờ/tháng. Liên đoàn Giáo viên Nhật Bản cho biết, hơn 12% giáo viên đã yêu cầu ban giám hiệu nhà trường giảm bớt khối lượng công việc của họ bằng cách tuyển thêm giáo viên và giảm quy mô lớp học.

“Do thiếu kinh phí phân bổ cho giáo dục, chúng tôi vẫn chưa thành công trong việc mang lại sự thay đổi này”, Keiko Uchida, một quan chức của Liên đoàn Giáo viên Nhật Bản giải thích.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.