Ấn Độ có thể đối mặt với thảm họa kép về y tế

Khói bụi vì đốt rơm rạ ở Ắn Độ.
Khói bụi vì đốt rơm rạ ở Ắn Độ.
(PLVN) - Một cảnh tượng quen thuộc lại đang diễn ra tại miền Bắc Ấn Độ. Khói đốt rơm rạ từ các cánh đồng tạo nên những đám khói lớn mịt mù bay đến nhiều thành phố, thị trấn và vượt qua cả lãnh thổ các bang. Tập quán đốt rơm rạ trên cánh đồng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo là một trong những lý do chính dẫn đến ô nhiễm thường niên tại Ấn Độ, thường diễn ra vào mỗi mùa Đông.

Theo CNN, tình trạng này ở thủ đô New Delhi là tồi tệ nhất, bởi không chỉ khói rơm rạ từ các cánh đồng mà còn có khí thải xe cộ, nhà máy, công trường… tạo thành một đám mây độc hại  và tồn tại đến tận mùa xuân.

Giới chức Ấn Độ trong nhiều năm đã cố gắng giải quyết rủi ro sức khỏe này nhưng năm nay có thêm động lực do lo ngại về ô nhiễm có thể gia tăng nguy hiểm khi dịch Covid-19 vẫn hoành hành. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, đã có gần 7,6 triệu người mắc Covid-19 và trên 115.000 người thiệt mạng. Hiện tại Ấn Độ đang đứng thứ 2 thế giới về số ca mắc Covid-19, sau Mỹ. Các chuyên gia và chính khách lo ngại rằng mùa ô nhiễm có thể gây rủi ro kép, tạo áp lực đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng.

“Sự kết hợp giữ ô nhiễm môi trường và Covid-19, đặc biệt là diễn ra trong những tháng mùa đông, thực sự là một mối quan ngại và cần phải có biện pháp thích hợp nếu không muốn tình hình trở nên nghiêm trọng hơn”, Tiến sĩ Randeep Guleria, Giám đốc Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS) cho biết.

Ấn Độ từ lâu đã phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo đó, có tới 21 thành phố của Ấn Độ nằm trong danh sách 30 thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới, theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới năm 2019 của tổ chức IQAir AirVisual.

Thủ đô New Delhi cũng được xếp là thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới và chất lượng không khí tại đây năm 2019 đã đạt đến ngưỡng cao gấp 20 lần mức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là “an toàn”. Theo Đại học Chicago, người dân New Delhi có thể sống thêm 10,2 năm nếu chất lượng không khí tại đây đạt mức tiêu chuẩn của WHO.

Trong thời gian phong tỏa vì dịch Covid-19 vào tháng 3, bầu trời tại New Delhi chuyển trong xanh và người dân tại bang miền Bắc Punjab lần đầu tiên trong nhiều thập niên có thể nhìn thấy cả dãy Himalaya cách đó 160 km. Dữ liệu cho thấy mức ô nhiễm tại New Delhi đã giảm khi các nhà máy đóng cửa và đường xá vắng người qua lại. Thế nhưng tình trạng này lại không kéo dài, đặc biệt từ khi Ấn Độ dỡ bỏ phong tỏa vào đầu mùa Hè. Ngày 20/10, chất lượng không khí tại New Delhi chạm mức tồi tệ nhất kể từ tháng 2.

Bác sĩ Suranjit Chatterjee tại bệnh viện Indraprastha Apollo ở New Delhi cho biết: “Khi dịch Covid-19 vẫn hoành hành trên toàn thế giới và ô nhiễm không khí tiếp tục tăng, chắc chắn có nguy cơ ca mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn”.

Bác sĩ Suranjit Chatterjee cũng cảnh báo về mối liên kết này, ô nhiễm không khí có thể gây bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn… tăng nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, bác sĩ Suranjit Chatterjee cũng nhận định rằng ô nhiễm không khí còn gây tổn hại đến hệ miễn dịch của con người.

Nhưng tình thế vẫn chưa đến mức quá cực đoan khi người dân đã chuẩn bị tốt hơn trong mùa Đông năm nay bởi họ đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Điều này bảo vệ họ khỏi ô nhiễm và Covid-19. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.