Ấm áp và lạnh lùng từ môi trường giáo dục trong những ngày giá lạnh ở miền Bắc

Trường THCS Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc - nơi có dòng tin nhắn ấm áp của thầy Hiệu trưởng.
Trường THCS Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc - nơi có dòng tin nhắn ấm áp của thầy Hiệu trưởng.
0:00 / 0:00
0:00
Nhiệt độ xuống thấp, giá rét đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đến trường của học sinh. Thấu hiểu điều này, thầy hiệu trưởng một trường THCS ở Vĩnh Phúc đã có những lời nhắn nhủ học trò rất ấm lòng. Trong khi đó, tại một ngôi trường giữa thủ đô, Nhà trường lại có một quyết định rất lạnh lùng đối với các cháu chỉ là học sinh nhà trẻ, mẫu giáo. 

Trên trang Facebook của Trường THCS Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc có dòng chia sẻ:

“Các em học sinh yêu quý!

Đêm nay, sáng mai (thứ Hai) và cả tuần tới, thời tiết có mưa và trời trở rét, rét đậm, rét hại nên các em mặc sao cho đủ ấm là được. Trường thầy trò mình ở xa nhà, các em hãy chủ động dậy đúng giờ còn đi học. Nếu rét quá ngủ quên, muộn giờ cứ mũ áo đầy đủ, gọn gàng rồi đi, thầy sẽ cho bảo vệ mở cổng. Chưa kịp ăn thì xuống bếp ăn sáng với thầy cô, mai thầy cô cũng ăn ở đấy. Đừng ngại. Vậy các em nhé!”.

Dòng chia sẻ này là của thầy Phạm Kiều Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Lạc. Những thông điệp ngắn gọn của thầy hiệu trưởng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhiều ý kiến bày tỏ tình cảm với người đứng đầu trường THCS Yên Lạc, bởi sự ấm áp, tính nhân văn, mang đậm tính giáo dục.

Chia sẻ trên Vietnamnet, thầy Hưng cho biết: “Hôm trước, tôi thấy trên điện thoại báo thời tiết địa phương những ngày tới có mưa, rét. Ngày họp phụ huynh sau đó, chứng kiến cảnh phụ huynh đi lại trong mưa gió vất vả, tôi đã viết mấy dòng theo suy nghĩ gửi gắm tới học sinh để các em chủ động hơn”.

Thầy Hưng tâm sự bản thân cũng khá bất ngờ khi những dòng nhắn nhủ của mình được nhiều người chia sẻ, bình luận: “Tôi nghĩ đó là việc bình thường, không có gì to tát. Tôi nhắc vì thấy các học sinh nhiều khi đi học còn mặc phong phanh. Chưa kể, ngày trở lạnh lại rơi vào Thứ Hai - theo quy định của trường là phải mặc đồng phục. Tôi nhắc nhở để các em có thể yên tâm nếu đến muộn một chút và để các em nếu chưa kịp ăn sáng không phải nhịn đói vào học”.

Ông Hưng cho hay, do trường có học sinh đến từ toàn huyện Yên Lạc nên nhiều em ở khá xa. Có những em nhà cách trường 15-17km. Vì vậy, những ngày mưa lạnh, việc có thể đến muộn có thể xảy ra.

Trong khi đó, tại Hà Nội, cũng vào cái đêm thông tin ngày mai sẽ rét đậm, một trường liên cấp Mầm non - tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy - đã có chính sách "lạnh người" giữa những ngày đông giá rét của Hà Nội, khi yêu cầu nếu nhiệt độ xuống thấp, phụ huynh cho con nghỉ học phải báo với nhà trường từ... "trước 12h của ngày hôm trước". (Chỉ riêng ngày 22/1 - ngày đầu tiên dự báo nhiệt độ sẽ xuống sâu, nhà trường chấp nhận thông báo xin nghỉ của phụ huynh trước 20h - 8h tối hôm trước - tức tối 21/1)

Mặc dù, theo thông báo của Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội, căn cứ để quyết định việc học sinh có phải nghỉ học hay không là thông tin nhiệt độ của bản tin thời tiết trên chương trình "Chào buổi sáng" kênh của VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam hoặc "Hà Nội sáng" kênh H1 - Đài phát thanh truyền hình Hà Nội lúc 6h sáng.

Được biết, cũng tại trường này, không chỉ vào đợt rét cao điểm của Hà Nội, mà trong toàn bộ năm học, học sinh nghỉ ốm cũng phải báo trước 12h ngày hôm trước, mới được tính là nghỉ có phép và không phải đóng tiền ăn của ngày không đi học đó.

Quy định này của nhà trường đã nhận được nhiều ý kiến phản đối của phụ huynh, bởi việc trẻ đau ốm thường bất ngờ, có thể đi học về mới thấy con ốm, hoặc sau một giấc ngủ mới thấy sức khỏe con có vấn đề cần phải nghỉ học...

Theo lý giải của Hội đồng quản trị nhà trường, việc báo trước như vậy để thông tin tới bên cung cấp dịch vụ, bảo đảm bữa ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, trên khắp địa bàn Hà Nội nói chung, hay ngay tại quận Cầu Giấy nơi có rất nhiều trường công lập, tư thục , THCS, THPT... đều thực hiện mô hình ký kết hợp đồng cung cấp bữa ăn với đơn vị bên ngoài, nhưng không có trường nào áp dụng quy định bắt học sinh nghỉ ốm/ nghỉ vì trời rét phải báo từ trước 12h của ngày hôm trước như vậy.

Một vị hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy chia sẻ: Khi bản tin thời tiết của VTV báo nhiệt độ dưới 10 độ, chúng tôi sẽ có tin nhắn báo với phụ huynh về việc có thể cho con nghỉ để bảo đảm sức khỏe cho con. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo vẫn đến trường đầy đủ, gia đình không có điều kiện trông con có thể đưa con đến trường, nhưng quá trình di chuyển phải giữ ấm cho con. Và đến giờ vào lớp, chúng tôi sẽ nắm sỹ số của từng lớp để báo với bên cung cấp bữa ăn. Vào những dịp như thế này, cả nhà trường, cả bên cung cấp dịch vụ đều phải chia sẻ với nhau.

Một giáo viên ở trường mẫu giáo cũng ở địa bàn quận Cầu Giấy cho biết: Nhà trường sẽ chốt sỹ số báo cơm vào buổi sáng, trước khi vào giờ học. Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, chúng tôi luôn có một tỷ lệ dự phòng trẻ ốm, gia đình trẻ có việc bận... để bảo đảm bữa ăn cho trẻ, và không khiến phụ huynh phải đóng tiền ăn khi con họ không đến trường.

Happy smile - một trường mầm non "hàng xóm" với trường có quyết định "lạnh lùng" kia cũng chấp nhận thông tin việc cắt cơm cho trẻ khi trẻ ốm hoặc do trời lạnh là trước 8h của ngày học đó.

Thông tin về chính sách "lạnh lùng" này xin được gửi tới Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, Sở GĐ&ĐT Hà Nội. Việc yêu cầu phụ huynh cho con nghỉ do rét phải báo từ trước 12h ngày hôm trước không chỉ là một quyết định "lạnh lùng" với các bé mầm non, nhà trẻ, mà còn là một biểu hiện của việc đi trái với chỉ đạo của cấp trên, khi Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản đề nghị phụ huynh căn cứ bản tin thời tiết trên VTV, HTV lúc 6h sáng, rồi mới quyết định có cho con nghỉ học hay không.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.