Ai đứng sau vụ tai nạn máy bay của EgyptAir?

 Một máy bay của EgyptAir
Một máy bay của EgyptAir
(PLO) - Bộ trưởng hàng không Ai Cập Sherif Fathy mới đây nhấn mạnh, Pháp sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sơ suất an ninh nào nếu khủng bố được xác định là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Trưởng Công tố Ai Cập Nabil Sadek đã yêu cầu mở cuộc điều tra khẩn cấp về vụ rơi máy bay này. 
 

Đây là lần thứ 3 trong vòng 6 tháng qua, Ai Cập gặp sự cố liên quan tới hàng không. Hãng hàng không EgyptAir xác nhận trên Twitter rằng, xác máy bay đã được tìm thấy gần đảo Karpathos của Hy Lạp, mất liên lạc với chuyến bay MS804 vào lúc 2 giờ 30 (theo giờ Cairo) và khi đó chiếc Airbus A320 đang ở độ cao khoảng 11.278 mét và đã đi vào không phận Ai Cập khoảng 16 km. 

Thân nhân các hành khách trên chuyến bay bật khóc bên ngoài sân bay quốc tế Cairo.

Thân nhân các hành khách trên chuyến bay bật khóc bên ngoài sân bay quốc tế Cairo.

Nghiêng về giả thiết bị khủng bố

Theo hãng EgyptAir, trên máy bay có 56 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn. Tổng thống Pháp Francois Hollande xác nhận máy bay đã bị rơi và không loại trừ bất kỳ giả thuyết nào. Còn Thủ tướng Pháp Manuel Valls không loại trừ bất kỳ giả thuyết nào trong sự kiện mất tích của chiếc máy bay thuộc hãng hàng không EgyptAir. Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kamennos cho biết, chiếc máy bay Airbus A320 đã chuyển hướng bất ngờ, giảm độ cao đột ngột trước khi biến khỏi radar.

Giới chức Pháp đã mở cuộc kiểm tra tại sân bay Charles de Gaulle, nơi chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu MS804 của hãng hàng không EgyptAir khởi hành lúc 23 giờ 9 phút ngày 18-5 (theo giờ địa phương).

Các chuyên gia tập trung làm rõ quy trình làm thủ tục lên máy bay tại nhà ga số 1 ở sân bay Roissy Charles de Gaulle để xem có đối tượng khả nghi nào đã lọt vào hay không. Lực lượng chức năng cũng xem lại việc kiểm tra hành lý và danh sách hành khách, xác định xem nhân viên ca trực thuộc lực lượng hiến binh phụ trách vận tải hàng không (GTA) có bỏ sót các hình ảnh trên máy chiếu kiểm tra an ninh không…

Hãng thông tấn RIA (Nga) vừa dẫn lời người đứng đầu Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Alexander Bortnikov cho rằng, vụ tai nạn máy bay Airbus A320 MS804 có khả năng là do hành động khủng bố, kêu gọi các đối tác châu Âu của Nga cùng hợp tác để tìm ra những kẻ đứng đằng sau vụ tai nạn này. 

Vụ tai nạn máy bay hôm 19/5 khiến người ta nhớ lại những quan ngại về an ninh sau khi chiếc máy bay chở khách của Nga bị rơi ở bán đảo Sinai hôm 31/10/2015. Và Giám đốc FSB Alexander Bortnikov từng tuyên bố, Moskva đã xác định được nhóm đứng đằng sau vụ đánh bom chiếc máy bay Airbus 321 của hãng hàng không Kogalymavia (Nga), khiến 224 người trên máy bay thiệt mạng.

Theo đó, nhóm cực đoan Sói xám (Grey Wolves) của Thổ Nhĩ Kỳ có liên kết với IS và hoạt động tại nhiều quốc gia, có liên quan, thậm chí trực tiếp tham gia vụ đánh bom chiếc máy bay Airbus 321. Và FSB đã tìm thấy một thiết bị hẹn giờ trên chiếc máy bay Nga - được đặt thời gian kích hoạt sau 2 giờ cất cánh.

Theo FSB, thuốc nổ dẻo được gắn dưới ghế ngồi của hành khách (ở cuối khoang hành khách, phía bên phải) là nguyên nhân khiến chiếc máy bay Airbus 321 mang số hiệu 7K9268 gặp nạn. Để đưa ra kết luận kể trên, các chuyên gia Nga đã lấy mẫu xét nghiệm từ các mảnh vỡ của chiếc máy bay rơi tại hiện trường và phát hiện một lỗ thủng với đường kính khoảng 1m trên thân máy bay. 

Những công tác an ninh cần thiết

Hơn 1 tháng trước, 5 chuyên gia Nga đã tới sân bay quốc tế Hurghada (Ai Cập) kiểm tra các biện pháp an ninh tại đây, sau vụ máy bay Nga rơi ở bán đảo Sinai hôm 31/10/2015. Quản lý sân bay Hurghada Sadek al-Shouri cho biết, các nhân viên Bộ Giao thông vận tải Nga đã xem xét quy trình đảm bảo an ninh đối với hành khách và hành lý, buổi làm việc với các quan chức hàng không tại sân bay để nắm tình hình.

Trước đó, Nga đã gửi các đoàn chuyên gia tới Ai Cập để đánh giá công tác đảm bảo an toàn hàng không tại các sân bay của quốc gia Bắc Phi này.

Những báo cáo của các đoàn công tác kể trên là cơ sở quan trọng để Moskva quyết định có sớm nối lại các chuyến bay thẳng giữa hai nước hay không bởi Nga đã đình chỉ tất cả các chuyến bay tới các sân bay của Ai Cập sau khi xảy ra vụ tai nạn khiến 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Sau sự cố kể trên, Nga và Ai Cập đã tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo an ninh cho các sân bay.

Dư luận từng phản ứng khác nhau sau tuyên bố của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi bởi sau gần 4 tháng diễn ra vụ việc, điều này mới được thừa nhận. Theo đó, chiếc máy bay Airbus 321 mang số hiệu 7K9268, chở theo 217 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn của hãng hàng không Nga Kogalymavia (Metrojet) bị rơi trên bán đảo Sinai là do các phần tử khủng bố đánh bom. Trong tuyên bố hôm 24/2 (lần đầu tiên), ông Abdel Fattah al-Sisi nhấn mạnh, mục đích của khủng bố là nhằm hủy hoại ngành du lịch của Ai Cập, cũng như mối quan hệ giữa Cairo và Moskva. 

Gần 2 tháng trước, Chủ tịch Công ty sân bay Ai Cập (EAC) Adel Mahgoub, từng bác đề xuất của Moskva liên quan tới việc cử chuyên gia an ninh Nga giám sát dài hạn tại các sân bay Ai Cập khi các chuyến bay giữa 2 nước được nối lại bởi việc này vi phạm chủ quyền của Ai Cập. Ngoài ra, mức độ an ninh tại các sân bay Ai Cập đã được nhiều chuyên gia an ninh quốc tế đánh giá cao qua các lần khảo sát trong những tháng gần đây.

Trước đó, một đoàn chuyên gia của Bộ Giao thông vận tải Đức đã tới sân bay quốc tế Hurghada của Ai Cập để kiểm tra các biện pháp nhằm bảo vệ cho du khách Đức và các công ty hàng không có liên hệ với quốc gia châu Âu này.

Trong khi đó, Công ty kiểm soát rủi ro (CRC) của Anh cũng có báo cáo đánh giá về các biện pháp an ninh đang được triển khai tại một số sân bay của Ai Cập, bao gồm sân bay Cairo, Marsa Alam và Sharm el-Sheikh. CRC đã ký thỏa thuận với Bộ Hàng không dân dụng Ai Cập rà soát công tác đảm bảo an ninh tại các sân bay Ai Cập, để đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống an ninh. 

Gần 5 tháng trước, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nga Valery Okulov cho biết, Moskva đã gửi Ai Cập dự thảo bản ghi nhớ liên quan tới việc chuyên gia Nga tham gia công tác kiểm tra an ninh tại các sân bay của Ai Cập.

Trước đó, Moskva tuyên bố, máy bay A321 của hãng hàng không Kogalymavia (Nga) đã bị đánh bom trên không phận bán đảo Sinai khiến 224 người trên máy bay thiệt mạng. Được biết, từ ngày 2/2, sân bay quốc tế Cairo đã lắp đặt thêm 2 thiết bị phát hiện chất nổ với chi phí 18 triệu euro nhằm tăng cường đảm bảo an ninh.

Theo Giám đốc sân bay quốc tế Cairo Mohamed Said, 2 thiết bị này được đặt tại các trạm kiểm soát bên ngoài sân bay, nhằm kiểm tra tất cả phương tiện trước khi vào bên trong. Trước đó, Ai Cập đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường an ninh tại sân bay quốc tế Cairo cả trong và ngoài khu vực sân bay, trong đó có việc lắp đặt máy quét hành lý tia X mới tại sảnh đi của sân bay Cairo.

Bộ Du lịch và Bộ Hàng không Ai Cập cũng đã mời các chuyên gia an ninh nước ngoài từ Nga và Hà Lan đánh giá hiệu quả các thiết bị đảm bảo an ninh vừa mới được lắp đặt, cũng như xem xét các lỗ hổng trong quy trình kiểm tra an ninh để có các biện pháp khắc phục...

Trước vụ tai nạn hôm 19/5, máy bay của hãng EgyptAir đã gặp không ít rủi ro (trong 30 năm: 1985-2016) do tai nạn và không tặc gây ra. Năm 2016, không tặc tuyên bố mang theo chất nổ khiến một chuyến bay của hãng EgyptAir phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Síp. Năm 2015, tuy không phải hãng EgyptAir, nhưng một chuyến bay của hãng hàng không Nga Metrojet đã rơi xuống bán đảo Sinai của Ai Cập ngay sau khi cất cánh, khiến 224 người thiệt mạng do khủng bố gài bom.

Năm 2009, nhân viên an ninh của hãng EgyptAir trên chuyến bay từ Istanbul đến Cairo, đã khống chế một người đàn ông Sudan tìm cách cướp máy bay. Năm 2002, chuyến bay 843 của hãng EgyptAir đã rơi gần sân bay ở thủ đô Tunisia trong khi tìm cách hạ cánh vì thời tiết xấu, khiến ít nhất 18 người chết.

Năm 1999, chuyến bay số 990 của hãng EgyptAir đã đâm xuống biển ngoài khơi nước Mỹ khiến 217 người trên máy bay chết. Năm 1985, chuyến bay của hãng EgyptAir từ Athens đến Cairo đã bị không tặc, buộc phải hạ cánh xuống đảo Malta và 60 người đã thiệt mạng khi đặc nhiệm Ai Cập giải cứu con tin trên máy bay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.