Trước khi tuyên bản án kể trên, tòa đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng hình phạt lên Đại giáo sỹ - quan chức Hồi giáo cao nhất của nước này chịu trách nhiệm phê duyệt về mặt tôn giáo đối với các bản án tử hình ở Ai Cập. Ý kiến của Đại giáo sỹ chỉ mang tính thủ tục, không ràng buộc về pháp lý.
Theo giới truyền thông, những bị cáo kể trên bị kết tội âm mưu ám sát và có liên hệ với một tổ chức khủng bố, sở hữu vũ khí và chất nổ. 67 bị cáo bị buộc tội trong vụ sát hại Tổng công tố Hisham Barakat. Trước đó (17-6), tại phiên sơ thẩm có 31 bị cáo bị Tòa án Hình sự Ai Cập kết án tử hình.
Và tại phiên phúc thẩm hôm 22-7, ngoài 31 bị cáo kể trên, Hình sự Ai Cập còn đưa ra phán quyết cuối cùng đối với 36 đồng phạm có liên quan tới cái chết của ông Hisham Barakat. Cả 67 tên này đều là thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) hiện đang bị cấm hoạt động tại Ai Cập và họ bị cáo buộc cấu kết với thành viên nhóm vũ trang Hamas ở Dải Gaza của Palestine trong vụ sát hại Tổng công tố Hisham Barakat.
Ông Hisham Barakat đã chết trong vụ đánh bom xe tại thủ đô Cairo hôm 29-6-2015, sau khi nhóm Ansar Beit al-Maqdis có liên hệ với IS kêu gọi tấn công nhằm vào các quan chức tư pháp để trả thù việc các tay súng Hồi giáo bị trấn áp. Sau đó, nhóm "Phong trào Kháng chiến Nhân dân Giza" đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công, nhưng cảnh sát lại tuyên bố đã bắt giữ những phần tử đầu sỏ là thành viên của MB.
"Âm mưu này được thực hiện theo lệnh của MB, dưới sự phối hợp chặt chẽ với Hamas, tổ chức đóng vai trò quan trọng ngay từ đầu trong vụ ám sát Tổng công tố nhà nước Ai Cập", Bộ trưởng Nội vụ Magdy Abdel Ghaffar tuyên bố với giới truyền thông.
Tổng công tố Hisham Barakat khi còn sống |
Đồng thời nhấn mạnh (6-3-2016), có 14 thành viên của MB trực tiếp tham gia vào kế hoạch ám sát Tổng công tố Ai Cập và việc này được tiến hành với sự phối hợp của Hamas, nhưng nhóm vũ trang này đã phủ nhận mọi cáo buộc. Hơn 2 năm trước (29-6-2015), ông Hisham Barakat đã thiệt mạng trong vụ đánh bom xe tại quận Heliopolis, phía Đông thủ đô Cairo. Tới ngày 8-5-2016, cơ quan công tố Ai Cập đã quyết định đưa 67 đối tượng liên quan tới vụ ám sát ông Hisham Barakat ra xét xử.
Mặc dù được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay sau khi đoàn xe bị đánh bom, nhưng ông Hisham Barakat vẫn tử vong vì vết thương quá nặng. Cảnh sát cho biết, những kẻ tấn công đã dùng xe gắn bom đỗ gần đoàn xe của ông Hisham Barakat và kích hoạt. Các nhân chứng nói rằng, sức công phá của vụ nổ đủ thổi vỡ tung cửa sổ của những ngôi nhà gần đó.
Phát biểu với báo giới tại bệnh viện khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Ahmed al-Zind thông báo, Tổng công tố Hisham Barakat đã qua đời và Bộ trưởng Đầu tư Ashraf Salman cũng xác nhận thông tin này. Trước vụ ám sát hôm 29-6-2015, ông Hisham Barakat đã nhận được nhiều lời đe dọa tấn công khủng bố. Điều đáng nói là vụ ám sát ông Hisham Barakat diễn ra một ngày trước kỷ niệm lần thứ 2 các cuộc biểu tình chống Tổng thống Mohamed Morsi, khiến ông phải ra đi.
Theo giới truyền thông, kể từ khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi, ông Hisham Barakat đã đưa hàng nghìn người Hồi giáo ra tòa, trong đó có hàng trăm người bị kết án tử hình hoặc chung thân. Chính vì sự “gây thù chuốc oán” này nên Tổng công tố bị đưa vòng “vòng ngắm” của MB.
Theo giới truyền thông nhà nước Ai Cập, có ít nhất 3 thường dân chết và 8 người khác bị thương trong vụ tấn công nhằm vào ông Hisham Barakat và Tổng công tố là quan chức cấp cao nhất trong Chính phủ Ai Cập bị sát hại kể từ khi các phần tử thánh chiến bắt đầu tái hoạt động tại phía Bắc bán đảo Sinai, sau chính biến lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi hồi tháng 7-2013.