9 trung tâm đăng kiểm "phù phép" giấy đăng kiểm cho xe vi phạm

Khám xét trung tâm đăng kiểm tại quận Bình Tân hôm 16/12.
Khám xét trung tâm đăng kiểm tại quận Bình Tân hôm 16/12.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  5 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) ở TP HCM, 4 cơ sở khác tại miền Tây bị xác định nhận hối lộ 10 tỷ đồng để "phù phép" giấy đăng kiểm cho khoảng 70.000 xe vi phạm.

Chiều 20/12, Công an TP HCM họp báo, cho biết đã bắt 33 người là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các TTĐK để điều tra về hàng loạt hành vi như Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.

Trước đó, CSGT Công an TP trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, xe chở hàng quá tải... đã phát hiện nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật (xe tải, xe ben cơi nới thành, thùng; mâm không đúng kích thước; lốp mòn; biển số mờ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải...) nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

"Chặn một xe tải, CSGT đo đạc các thông số, so với giấy đăng kiểm còn hiệu lực thì khớp nhưng so với kết quả đăng kiểm gốc thì chênh lệch thùng xe đến 71cm. Việc cơi nới thùng xe để chở thêm hàng hóa là vi phạm và rất nguy hiểm. Chúng tôi thấy dấu hiệu tội phạm nên phối hợp cơ quan điều tra làm rõ", Thượng tá Nguyễn Đình Dương, Trưởng phòng CSGT Công an TP HCM cho biết.

Công an TP HCM sau đó phối hợp Cục nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện các dấu hiệu sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy đăng kiểm. Khi xác định rõ vai trò, phương thức thủ đoạn của các nghi can, Công an TP HCM lên kế hoạch phá án, lần lượt bắt giữ những người liên quan.

Cơ quan công an cũng khám xét khẩn cấp tổng cộng 9 TTĐK, thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng. Trong đó 5 trung tâm tư nhân do Trần Lập Nghĩa làm Giám đốc, gồm: 62-03D tại tỉnh Long An, 71-02D tại Bến Tre, 83-02D tại Sóc Trăng, 66-02D tại Đồng Tháp, 63-02D ở Tiền Giang.

Cảnh sát điều tra tại trung tâm đăng kiểm sai phạm ở TP HCM.

Cảnh sát điều tra tại trung tâm đăng kiểm sai phạm ở TP HCM.

Tại TP HCM có TTĐK 50-15D (Thủ Đức) do Nguyễn Trọng Vĩnh làm Giám đốc; 50-07V (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, quận Bình Tân) do Ngô Ngọc Sơn làm Giám đốc, 50-10D (huyện Củ Chi) do Nguyễn Thanh Tâm là Giám đốc, 50-17D (huyện Nhà Bè) Hồ Hữu Tài làm Giám đốc.

Theo cơ quan điều tra, để có tiền chia cho các nhân viên hàng tuần và làm quỹ hoạt động, Giám đốc các TTĐK trên đã nhận "lót tay" rồi chỉ đạo Phó Giám đốc, đăng kiểm viên, thực tập viên, nhân viên văn phòng... bỏ qua các vi phạm của xe đăng kiểm. Cụ thể là bỏ qua các lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công, cho thuê các phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...

Kết quả điều tra bước đầu xác định, lãnh đạo các trung tâm đã nhận tiền của chủ 70.000 phương tiện, thông qua "cò" đưa xe đến kiểm định, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.

Tại các TTĐK của Nghĩa, cơ quan điều tra cũng phát hiện hành vi lập danh sách đăng kiểm viên khống, nhằm hợp thức hóa quy định của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Lãnh đạo trung tâm này còn yêu cầu cấp dưới giả mạo chữ ký của các đăng kiểm viên để ký vào hồ sơ kiểm định, sau đó cấp gần 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho ôtô đến đăng kiểm.

Giải thích thêm về hành vi của nhóm bị can này, Thiếu tá Nguyễn Thành Hưng, Phó phòng Cảnh sát Hình sự cho biết, một quá trình đăng kiểm sẽ gồm 3 cán bộ đăng kiểm. Tuy nhiên, đường dây này chỉ dùng 2 người, người còn lại là giả để qua mặt camera của Cục Đăng kiểm, ký giả mạo, cấp các giấy đăng kiểm. Với xe không đủ điều kiện đăng kiểm, nhóm này dùng giấy che mắt đo rồi làm mọi thứ để xe có thể qua kiểm soát.

Khám xét trung tâm đăng kiểm ở Củ Chi, TP HCM.

Khám xét trung tâm đăng kiểm ở Củ Chi, TP HCM.

Công an TP HCM đánh giá đường dây này thực hiện hành vi đặc biệt nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người điều khiển phương tiện và người dân tham gia giao thông trên cả nước; ảnh hưởng đến việc giám sát số lượng, chất lượng xe; xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, trật tự quản lý công cộng; gây dư luận xấu cho xã hội...

Công an TP HCM đang phối hợp Cục Cảnh sát kinh tế, Cục CSGT (Bộ Công an) và các tỉnh, thành mở rộng điều tra vụ án; đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được cấp sai quy định; ngăn chặn ngay các xe không đảm bảo an toàn, kỹ thuật lưu thông trên đường.

Tin cùng chuyên mục

Một khu phố xanh tại đô thị TP. Buôn Ma Thuột.

Đắk Lắk cung cấp hồ sơ các dự án trồng cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

(PLVN) -Ngày 5/5, sau yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an, về việc yêu cầu cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu hồ sơ liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao các đơn vị hữu quan tổng hợp, báo cáo tỉnh để cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của Cơ quan ANĐT.

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.