9 hiện tượng bí ẩn đang chờ lời giải

9 hiện tượng bí ẩn đang chờ lời giải
(PLVN) - Con người làm được những việc không thể ngờ tói như: du hành đến Mặt trăng, khám phá ra những bí mật của kim tự tháp Ai Cập, giải mã thành công bí ẩn thác nước không đáy Devil's Kettle ở Mỹ... Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hiện tượng trong đời sống mà khoa học chưa thể giải thích.

Mặc dù các nhà khoa học có thể hiểu lý thuyết về các hiện tượng sau đây, nhưng không ai có thể nói chắc chắn lý do tại sao chúng xảy ra. Dưới đây là 9 bí ẩn của cuộc sống mà các chuyên gia ở khắp thế giới vẫn chưa thể giải thích được.

Lý do tại sao con người lại "lây" ngáp?

Ngáp là một hành động có thể xảy ra với bạn hàng ngày, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn lý do tại sao. Gần đây, cộng đồng khoa học nghiên cứu rằng đây là một hành vi điều nhiệt làm mát não, nhưng chức năng sinh học thực sự của nó vẫn chưa rõ ràng.

Một số nhà khoa học tin rằng ngáp là một sự thể hiện đồng cảm.
Một số nhà khoa học tin rằng ngáp là một sự thể hiện đồng cảm. 

Hơn nữa, các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn tại sao nó dễ lây lan giữa các động vật xã hội, chẳng hạn như con người.

Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên Nghiên cứu về não nhận thức cho thấy các mạng trong não của bạn chịu trách nhiệm về sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội được kích hoạt khi bạn nhìn thấy ai đó ngáp. Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát thấy tinh tinh có thể "bắt chước" ngáp từ con người.

Loại nấm chỉ trồng được ở Texas và Nhật Bản

Chorioactis geaster là một loại nấm cực kỳ quý hiếm được ghi nhận vì sự phân bố riêng biệt của nó. Nó có hình dạng như một điếu xì gà trước khi mở ra thành hình ngôi sao.
Chorioactis geaster là một loại nấm cực kỳ quý hiếm được ghi nhận vì sự phân bố riêng biệt của nó. Nó có hình dạng như một điếu xì gà trước khi mở ra thành hình ngôi sao.

Chorioactis geaster với tên gọi "xì gà của quỷ" là loài nấm duy nhất trong chi Chorioactis, và nó chỉ được tìm thấy ở Texas hoặc Nhật Bản. Hai địa điểm nằm trên cùng một vĩ độ, nhưng các nhà nấm học không thể tìm ra lý do tại sao những cây nấm này chỉ mọc ở hai điểm trên.

Một nghiên cứu năm 2004 về DNA của nấm, được xuất bản bởi Đại học Harvard Herbaria, cho thấy rằng quần thể đã được tách thành hai dòng vào khoảng 19 triệu năm trước.

Cực bắc của Sao Thổ có một xoáy bão hình lục giác 

Ở cực bắc của Sao Thổ có một hệ thống thời tiết kích thước bằng hai Trái đất và có hình lục giác. Cơn bão được chụp và quan sát trong nhiều năm bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA, nhưng đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Xoáy cực bắc của Sao Thổ
Xoáy cực bắc của Sao Thổ 

Hình dạng lục giác này thường chỉ xuất hiện trong các tinh thể, vì vậy các nhà khoa học không thể giải thích được tại sao cơn bão của Sao Thổ lại có hình dạng như vậy. Vấn đề ngày càng khó giải thích, khi cơn bão dường như đã thay đổi màu sắc, chuyển từ màu ngọc lam sang màu vàng chỉ trong một vài năm.

Cá voi lưng gù: từ những sinh vật sống đơn độc đến một "siêu nhóm"

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Pretoria, đặc tính của cá voi lưng gù thường sống đơn độc, nhưng chúng đã bắt đầu kiếm ăn trong các nhóm từ 20 đến 200 con ngoài khơi Nam Phi trong nhiều năm qua.

Các nhà khoa học biển không chắc chắn tại sao bản chất của sinh vật cổ đại này đã thay đổi, nhưng sự gia tăng dân số của loài vật này cũng phần nào lý giải sự thay đổi này.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng một số cá voi lưng gù đang tập hợp thành "siêu nhóm", thay vì đi một mình hoặc trong các nhóm nhỏ.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng một số cá voi lưng gù đang tập hợp thành "siêu nhóm", thay vì đi một mình hoặc trong các nhóm nhỏ. 
Gisli Vikingsson, người đứng đầu về nghiên cứu cá voi tại Viện nghiên cứu nước biển và nước ngọt ở Iceland cho biết: "Thật bất thường khi nhìn thấy chúng trong các nhóm lớn như vậy".

Những cây có hình dáng cong kỳ lạ trong "Khu rừng nhảy múa" ở Nga

Cây có hình dạng kỳ lạ tại khu rừng
Cây có hình dạng kỳ lạ tại khu rừng
"Khu rừng nhảy múa" ở Kaliningrad, Nga có rất nhiều cây thông bị "uốn" thành các hình xoắn ốc, hình vòng và các hình dạng khác nhau. Chúng được trồng vào những năm 1960 và là loài cây duy nhất tự làm được kiểu này. Theo Atlas Obscura, một số lý thuyết gây nên hiện tượng này bao gồm gió cực mạnh, đất không ổn định và sự can thiệp từ sâu bướm. Một số người dân địa phương còn gọi nó là "Khu rừng say xỉn."

Vật chất tối không giống như các vật chất thông thường

Vật chất được tạo thành từ các proton, neutron và electron, nhưng vật chất tối được cấu tạo từ gì đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Một giả thuyết cho rằng vật chất tối được tạo thành từ các hạt mà chúng ta không phát hiện hoặc xác định được. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy vật chất tối có thể được tạo ra từ các lỗ đen nguyên thủy.

Đám mây sương mù là một cách giải thích của nhà thiên văn học về nơi vật chất tối nằm trong cụm thiên hà này
Đám mây sương mù là một cách giải thích của nhà thiên văn học về nơi vật chất tối nằm trong cụm thiên hà này 

Vật chất tối không phản chiếu hoặc phát ra ánh sáng, nhưng nồng độ cao của chất này có thể bẻ cong ánh sáng, đó là cách các nhà khoa học biết rằng nó tồn tại. Trên thực tế, vật chất tối dường như sinh ra để tạo lực hấp dẫn đủ mạnh cấu thành nên các hành tinh và thiên hà.

Tại sao mèo cứ kêu?

Mèo kêu còn là cách để chúng thư giãn
Mèo kêu còn là cách để chúng thư giãn 

Trong một thời gian dài, cơ chế tiếng kêu của mèo là một bí ẩn chưa thể giải thích. Theo BBC, giờ đây người ta cho rằng các cơ xung quanh thanh quản của mèo bị co lại, tạo ra độ rung gây nên âm thanh quen thuộc của mèo.

Nhưng lý do mèo kêu vẫn còn được tranh luận. Một giả thuyết còn cho rằng tiếng rít thúc đẩy sự phát triển của xương vì tần số rung động khiến xương cứng lại để đáp ứng với áp lực.

Hàng trăm tín hiệu khó hiểu được gửi về từ không gian mỗi giây.

Nguồn gốc của vụ nổ radio nhanh FRB 121102 nằm ở phần trên bên phải của hình ảnh này, bị chi phối bởi tàn dư siêu tân tinh cũ.
 Nguồn gốc của vụ nổ radio nhanh FRB 121102 nằm ở phần trên bên phải của hình ảnh này, bị chi phối bởi tàn dư siêu tân tinh cũ.

Vụ nổ radio nhanh (FRBs) là những phát xạ ngắn, rực rỡ của ánh sáng vô tuyến giải phóng đủ năng lượng để cung cấp năng lượng cho 500 triệu mặt trời. Các nhà thiên văn học tin rằng một trong chúng xảy ra gần như mỗi giây, nhưng chỉ có khoảng 30 trường hợp đã được xác định.

FRB 121102, có nguồn gốc bên ngoài Dải Ngân hà của chúng ta, là tín hiệu duy nhất xuất hiện nhiều lần từ cùng một vị trí. Nó đã được gắn với một ngôi sao neutron trẻ, một trong những vật thể dày đặc nhất trong vũ trụ. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng FRB 121102 là một trong hai loại vụ nổ radio nhanh.

Miệng núi lửa lạ ở Siberia

 

Miệng núi lửa khổng lồ này có biệt danh là "Patom" nằm gần một con sông, thực chất là một tảng đá vôi bị vỡ rộng 158m, cao 40m. Tuy nhiên, một số người dân địa phương gọi nó là "Tổ chim lửa" và tin rằng khu vực này có liên quan đến cái chết, do thiếu sự tăng trưởng và đến động vật cũng không dám đến gần nó.

Miệng núi lửa lần đầu tiên được báo cáo chính thức bởi nhà địa chất người Nga, ông Vadim Kolpakov vào năm 1949, nhưng nó đã được tạo ra khoảng 500 năm trước. Nguyên nhân lý giải bao gồm vụ nổ hạt nhân và tàu vũ trụ, nhưng Russia Beyond cho biết lý thuyết rất có thể là vụ nổ hơi nước xảy ra trong quá trình đặt magma vào đá hydric hoặc do đứt gãy và giải nén của đá hydrat nóng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...