7 đề xuất mới của Việt Nam tại Hội nghị cấp cao CLV 9

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia, Lào tại Hội nghị.
Thủ tướng Việt Nam, Campuchia, Lào tại Hội nghị.
(PLO) - Trưa qua (24/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã rời Siem Reap, Campuchia về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (HNCC CLV) lần thứ 9.

Tăng cường hợp tác, dựa vào nhau, cùng thống nhất lập trường 

Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó keo sơn của 3 nước láng giềng anh em Campuchia, Lào và Việt Nam vì sự phát triển, thịnh vượng của mỗi quốc gia và của Hiệp hội ASEAN, vì hoà bình, ổn định của cả khu vực. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm chung cho rằng 3 nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tận dụng cơ hội phát triển mới, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. 

Các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường kết nối giữa 3 nền kinh tế cả về hạ tầng cứng, hạ tầng mềm; thống nhất đẩy mạnh thực hiện “Kế hoạch hành động về kết nối ba nền kinh tế”, mở rộng quy mô thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Thủ tướng 3 nước nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp, bảo đảm môi trường an ninh - chính trị hoà bình và ổn định; tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động, khó lường, cả 3 nước có quy mô nền kinh tế còn thấp, có nhiều khó khăn càng phải tăng cường hợp tác, dựa vào nhau, cùng thống nhất lập trường, tiếng nói chung trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đẩy mạnh tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho hợp tác CLV trong xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định xã hội và sự ấm no, hạnh phúc của người dân ba nước.

7 đề xuất mới

Đóng góp vào thành công của Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh 7 đề xuất mới của Việt Nam và được các đại biểu hoan nghênh, đánh giá cao. Các  đề xuất này bao gồm: Xây dựng cơ chế để phương tiện đăng ký tại các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển CLV được đi lại thuận tiện trong khu vực không hạn chế về số lượng; thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Việt Nam) – Bà Vẹt (Campuchia) trong năm 2017; thiết lập cơ chế đối thoại định kỳ giữa đại diện các cơ quan của Chính phủ Campuchia, Lào, Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào ba nước để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp; Việt Nam sẽ tăng số lượng học bổng đào tạo dạy nghề cho hai nước Campuchia và Lào và huấn luyện tham gia các cuộc thi tay nghề ASEAN, nâng mức học bổng để tăng chất lượng cuộc sống của sinh viên hai nước Campuchia và Lào…

Thủ tướng kêu gọi Lào, Campuchia tham gia Công ước về Luật Sử dụng dòng nước quốc tế cho mục đích phi giao thông thủy, đồng thời cùng Việt Nam nghiên cứu tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các dòng nước xuyên biên giới và hồ quốc tế; phối hợp xây dựng Chương trình của Chính phủ 3 nước cùng vận động ODA của các quốc gia và đối tác phát triển; xây dựng Chương trình chung xúc tiến đầu tư và du lịch của ba nước. Thủ tướng thông báo Tập đoàn Viễn thông Viettel sẵn sàng đầu tư hiện đại hóa, nâng cấp mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử, cam kết áp dụng từ ngày 1/1/2017 mức cước gọi giữa các thuê bao của Viettel tại ba nước rẻ tương đương với mức cước trong nước. 

Thủ tướng Campuchia Hunsen đã thể hiện sự nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhấn mạnh cần phát triển mạng 4G và đề nghị Viettel hợp tác với Unitel Lào và Metphone Campuchia để triển khai xây dựng các điểm cầu truyền hình họp trực tuyến qua mạng giữa ba Thủ tướng và giữa các cơ quan ba nước để tổ chức các hội nghị trực tuyến, tạo thuận lợi trong việc trao đổi công việc, tiết kiệm thời gian đi lại và ngân sách. Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cũng nhất trí với các đề xuất này.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao CLV-9, thông qua danh sách 15 dự án ưu tiên của Khu vực Tam giác phát triển CLV để phối hợp vận động đầu tư từ các đối tác phát triển và chứng kiến Lễ ký “Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực Tam giác phát triển CLV”. Các nhà Lãnh đạo nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV-10 tại Việt Nam vào năm 2018.

Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị lần này một lần nữa khẳng định cam kết và vai trò đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa ba quốc gia trên các lĩnh vực, góp phần vào hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực Tiểu vùng Mekong cũng như đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Thủ tướng tặng gạo cho bà con nghèo ở Siem Reap

Trao đổi với bà con đại diện cộng đồng người Campuchia gốc Việt ở Siem Reap bên lề Hội nghị, Thủ tướng cho biết đã đề nghị Chính phủ Campuchia tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và sớm giải quyết giấy tờ cho bà con để bà con được ổn định về địa vị pháp lý và kinh tế.

Chia sẻ với khó khăn của những người Campuchia gốc Việt đang sinh sống ở Siem Reap, Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang luôn sát cánh bên cạnh bà con, hỗ trợ bà con trong mọi mặt của đời sống, nhất là nâng cao địa vị pháp lý, đẩy mạnh công tác chăm lo giáo dục, dạy tiếng Việt cho con em, qua đó giúp tăng cường hình ảnh, vị thế và uy tín cho cộng đồng ở sở tại. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng bà con nghèo ở Siem Reap 5 tấn gạo. 

Tin cùng chuyên mục

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Đọc thêm

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.