4 năm sau khi mổ tán sỏi vẫn còn ống nhựa trong cơ thể

Các bác sĩ khám cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật (ảnh: BVCC)
Các bác sĩ khám cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật (ảnh: BVCC)
(PLVN) - Các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh mới đây đã tiếp nhận bệnh nhân nhập viện với ống nhựa bị bỏ quên suốt 4 năm trong cơ thể. 

Bệnh nhân là Lê Thị T, ngụ tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện bà T có ống sonde trong cơ thể. Trong đó, đầu dưới của ống đã tích tụ một viên sỏi to khoảng bằng quả trứng gà; dọc thân ống cũng có rất nhiều những viên sỏi nhỏ bám xung quanh. Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định nhập viện xử lý viên sỏi ở bàng quang và rút ống nhựa.

BS. Nguyễn Phước, Phó khoa Ngoại thận – tiết niệu, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh chia sẻ: “Chúng tôi phán đoán khả năng ống này có trong niệu quản của bệnh nhân đã có từ rất lâu”.

Hơn nữa, ống nhựa có rất nhiều sỏi bám xung quanh, cứng như kim loại, đồng thời, chúng cũng bám dính rất nhiều vào niêm mạc niệu quản. Do đó, bác sĩ chỉ cần sơ sót là có thể gây thủng hoặc đứt niệu quản, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã rút thành công ống nhựa và tán nhỏ những viên sỏi bám xung quanh bằng laser.

Theo bệnh nhân cho biết, 4 năm trước, bà đã mổ nội soi tán sỏi niệu quản trái bằng laser tại một bệnh viện lớn ở TP HCM. Tại đây, các bác sĩ đã đặt một ống sonde bằng nhựa vào lòng niệu quản nhằm dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, giúp niệu quản có thời gian lành tổn thương sau can thiệp, giảm tình trạng ứ trệ tắc nghẽn nước tiểu. 

Thông thường, ống này sẽ được các bác sĩ dùng thủ thuật để lấy ra sau 2 - 4 tuần tùy tình trạng. Tuy nhiên, dù được các bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng trước khi xuất viện nhưng sau một thời gian, do hết đau, không còn khó chịu, bà T chủ quan và "quên" rằng trong cơ thể mình còn một ống nhựa.

Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn. Dự kiến khoảng vài ngày tới, bà T sẽ được xuất viện.  

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.