3 mặt hàng “kéo” CPI tháng 8 tăng mạnh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2023. Theo đó, giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong mức tăng 0,88% của CPI tháng 8/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,85%; tiếp đến là nhóm giáo dục tăng 0,96%; giá nước sinh hoạt tăng 0,93%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,85%... Ở chiều ngược lại, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,15% do giá thép giảm; giá điện sinh hoạt giảm 0,89% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi vào mùa mưa, thời tiết mát.

TCTK cũng cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) tháng 8/2023 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 8 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,1%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng, dầu trong nước 8 tháng năm 2023 giảm 17,56% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,3% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Đọc thêm

Cuộc chiến không khoan nhượng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống, truy quét hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại; đặc biệt trong lĩnh vực y tế; lực lượng chức năng cả nước đã có những động thái quyết liệt, tổ chức các đợt cao điểm. Đặc biệt, tại thị trường TP HCM, đô thị lớn bậc nhất, số dân nhiều bậc nhất, thị trường rộng lớn và sôi động nhất, công tác này càng được chú trọng.

'Labubu', 'Baby Three' và những cảnh báo 'đỏ'

Có nhiều thời điểm không thể mua lẻ Labubu khiến món đồ chơi này càng trở nên khan hiếm và được săn lùng. (Ảnh: CAN/Christina Sng)
(PLVN) - Labubu, Baby Three, Koromi… là những sản phẩm đồ chơi được giới trẻ ưa chuộng và từng tạo nên “cơn sốt” toàn cầu. Nhưng cùng với đó là những hệ lụy đang được cảnh báo.

Tp Hồ Chí Minh xử lý 38 vụ vi phạm hàng giả tại TTTM Saigon Square, siết chặt quảng cáo trên mạng xã hội

Tp Hồ Chí Minh xử lý 38 vụ vi phạm hàng giả tại TTTM Saigon Square, siết chặt quảng cáo trên mạng xã hội
(PLVN) - Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chi cục trưởng - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM cho biết, từ năm 2024 đến 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng QLTT đã xử lý 38 vụ vi phạm về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu tại TTTM Saigon Square nhưng tình trạng bán hàng giả vẫn tái diễn do lợi nhuận hấp dẫn và mức phạt chưa đủ sức răn đe.

Xử lý nghiêm hành vi công bố thông tin sai sự thật

Xử lý nghiêm hành vi công bố thông tin sai sự thật
(PLVN) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng quảng cáo sai sự thật; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm về công bố thông tin về hàng hóa sai sự thật...

Xuất khẩu cua ghẹ tăng mạnh ở Trung Quốc, bứt tốc tại EU

Ảnh minh họa
(PLVN) - Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam đạt hơn 113 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2025, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) duy trì mức tăng 90%, EU ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt trội với 106%; ngược lại, xuất khẩu sang Mỹ gần như đi ngang do ảnh hưởng từ chính sách thương mại.