Hôm qua, 27/9, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” (dẫn đến hậu quả chết người) xảy ra tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội xảy ra hơn 1 năm về trước. Đây là vụ án gây xôn xao dư luận bởi 3 trong 6 bị cáo là công an, trong đó có một Phó Trưởng công an xã.
Công an tham gia đánh chết “kẻ gian”
Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Phú Trung (SN 1969, ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Trước lúc chết, anh Trung đang làm thợ sơn cho một công trình xây dựng ở Hà Đông.
Hồ sơ vụ án thể hiện: Không rõ vì lý do gì mà tối 7/6/2010, anh Trung tự ý đi vào nhà của một người không quen biết là Nguyễn Viết Thư (SN 1964, ở thôn Tiên Trượng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ). Tưởng anh Trung là kẻ gian, Thư đã cùng Trần Văn Tuấn (SN 1971), Nguyễn Quang Sinh (SN 1974, đều ở thôn Tiên Trượng) đánh anh Trung và báo Công an xã Thủy Xuân Tiên.
Công an tham gia đánh chết “kẻ gian”
Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Phú Trung (SN 1969, ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Trước lúc chết, anh Trung đang làm thợ sơn cho một công trình xây dựng ở Hà Đông.
Hồ sơ vụ án thể hiện: Không rõ vì lý do gì mà tối 7/6/2010, anh Trung tự ý đi vào nhà của một người không quen biết là Nguyễn Viết Thư (SN 1964, ở thôn Tiên Trượng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ). Tưởng anh Trung là kẻ gian, Thư đã cùng Trần Văn Tuấn (SN 1971), Nguyễn Quang Sinh (SN 1974, đều ở thôn Tiên Trượng) đánh anh Trung và báo Công an xã Thủy Xuân Tiên.
Các bị cáo trong phiên tòa hôm qua - 27/9. |
Nhận được trình báo, 3 công an viên của xã Thủy Xuân Tiên là Lê Văn Hoan (SN 1977), Nguyễn Viết Cương (SN 1985) và Vũ Đình Nghĩa (SN 1980) đã đến nhà Thư tìm hiểu vụ việc.
Tại đây, Hoan đã đá hai cái vào người anh Trung, Cương dùng dùi cui điện dí vào ngực anh Trung. Ba công an viên và 3 người dân còn dùng còng số 8, dùng ván gỗ và dùng tay, chân đánh anh Trung. Sau đó, Nghĩa gọi điện cho Trưởng Công an xã Thủy Xuân Tiên báo cáo qua loa sự việc và đề xuất thả anh Trung đi. Được đồng ý, nhóm người này đã mượn xe ba gác chở anh Trung đến địa phận thôn Tiến Ân, xã Thủy Xuân Tiên và thả anh Trung xuống. Lúc bước xuống xe, anh Trung có khom lưng ôm bụng kêu đau nhưng nhóm người vừa hành hung anh vẫn dửng dưng quay xe về nhà.
Đến khoảng 17h ngày 8/6, người dân phát hiện anh Trung nằm chết ở lề đường, cách chỗ mà anh được thả vào tối qua khoảng 130m.
Giam định pháp y cho thấy: Nạn nhân Nguyễn Phú Trung bị đánh gãy bốn xương sườn, phổi sung huyết, xuất huyết, tim có chất dịch lỏng màu đen, cùng vô số các thương tích, xây xát và tụ máu ở khắp cơ thể...
Một phút nông nổi, điêu đứng bao gia đình
Đại diện cho bên bị hại có mặt tại phiên tòa hôm qua - 27/9, là anh trai và vợ của anh Trung. Họ đều là những người dân nghèo ít học, có lẽ vì thế mà họ khá lúng túng và ngờ nghệch khi trả lời trước tòa.
Chị Ứng, vợ anh Trung xúc động nói không thành tiếng: “Từ ngày chồng tôi mất đi, 3 mẹ con tôi mất đi trụ cột chính trong nhà, kinh tế khó khăn gấp bội lần. Các con nhớ bố, đêm nào cũng ôm nhau khóc”.
Theo lời kể của ông Nguyễn Viết Nhơn (anh trai anh Trung), anh Trung là người hiền lành, chịu khó. Trước anh cũng ở nhà làm ruộng cùng vợ, nhưng thu nhập thấp, lại nuôi con ăn học nên từ 10 năm trở lại đây, anh xin đi làm phụ hồ kiếm thêm ít tiền trang trải cho cuộc sống. Thường thì anh chỉ làm trong địa bàn xã hoặc những vùng lân cận. Nhưng trước khi xảy ra vụ việc khoảng mấy ngày, anh Trung có nói với vợ con là được người quen rủ ra Hà Đông làm. Ai ngờ vừa đi được mấy ngày thì xảy ra chuyện.
Về phía các bị cáo, ngoài hai bị cáo là Nguyễn Viết Thư và Trần Văn Tuấn có kinh tế tương đối khá giả thì hoàn cảnh gia đình của những người còn lại khá là khó khăn, đặc biệt là Vũ Đình Nghĩa, Nguyễn Viết Cương - hai cán bộ Công an xã Thủy Xuân Tiên.
Bị cáo Nghĩa là anh cả trong một gia đình có bốn anh em. Bố là bộ đội về hưu, mẹ làm ruộng. Nghĩa đã có vợ và hai con, đứa lên 5, đứa lên 3. Tuy là Phó trưởng công an xã nhưng đồng lương của Nghĩa cũng eo hẹp, chỉ chăm lo cho gia đình nhỏ cũng đã “mướt mồ hôi”.
Còn bị cáo Nguyễn Viết Cương, theo đánh giá của gia đình và những người quen biết, Cương là người hiền lành, tốt tính. Từ khi làm công an viên trong xã cho đến khi xảy ra vụ việc, Cương chưa từng bị ai phàn nàn hay quở trách gì về thái độ làm việc và cung cách ứng xử với người dân. Cương vừa lấy vợ và có một con nhỏ sinh năm 2010. Kinh tế gia đình vốn không khá giả, từ khi có thêm con càng trở nên eo hẹp. Vì thế, ngoài làm công an xã thì Cương còn học thêm nghề thợ điện để kiếm thêm thu nhập chăm lo cho gia đình và nuôi con nhỏ.
Ngồi thu mình ở một góc phòng là mẹ và em nhỏ của Cương. Mẹ Cương là một người phụ nữ nhỏ nhắn, gương mặt già nua. Em trai Cương đang học cấp 2, ngồi im lặng đỡ mẹ đang sụt sùi khóc. Gia đình có 7 người con, nhưng ai cũng khó khăn nên bố mẹ già vẫn phải nuôi em trai Cương ăn học. Sau khi anh Trung tử vong, gia đình Cương vẫn chưa xoay xở đâu ra số tiền 32 triệu đồng để bồi thường thiệt hại...
Trả giá đắt
Tại phiên tòa, hơn một lần HĐXX phân tích về hành vi sai trái của các bị cáo : “Các bị cáo là công an xã, đáng lẽ ra phải nắm rõ được quy trình làm việc. Nhận được trình báo của người dân thì phải làm rõ sự việc, đưa nghi can về trụ sở lấy lời khai. Đằng này, chưa làm rõ sự việc đã đánh nạn nhân đến thừa sống thiếu chết. Rồi đáng lý ra sau đó phải đưa nạn nhân về trụ sở để xác định tình hình thương tích và đưa đi cấp cứu, thì các bị cáo lại dùng xe chở nạn nhân vứt ra đường, bỏ mặc sự sống chết. Hành động của các bị cáo thể hiện sự vô trách nhiệm, coi thường sinh mạng của con người”.
Còn đối với các bị cáo Sinh, Thư, Tuấn, HĐXX nhận định: Đây vừa là những người “châm ngòi”, vừa tham gia đánh nạn nhân một cách "tích cực". Dù nhận thức được hành động của mình là sai trái nhưng vẫn cố tình vi phạm, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người đối với anh Trung.
Trong phần tuyên án, HĐXX xét bị cáo Vũ Đình Nghĩa nguyên là Phó trưởng Công an xã mà lại hành động như vậy nên phải chịu mức phạt cao nhất. Kết thúc phiên tòa, Nghĩa lĩnh 8 năm tù; Tuấn, Sinh mỗi bị cáo lĩnh 7 năm 6 tháng tù; Hoan, Cương, Thư mỗi bị cáo lĩnh 7 năm tù giam.
Ngọc Điệp
Tại đây, Hoan đã đá hai cái vào người anh Trung, Cương dùng dùi cui điện dí vào ngực anh Trung. Ba công an viên và 3 người dân còn dùng còng số 8, dùng ván gỗ và dùng tay, chân đánh anh Trung. Sau đó, Nghĩa gọi điện cho Trưởng Công an xã Thủy Xuân Tiên báo cáo qua loa sự việc và đề xuất thả anh Trung đi. Được đồng ý, nhóm người này đã mượn xe ba gác chở anh Trung đến địa phận thôn Tiến Ân, xã Thủy Xuân Tiên và thả anh Trung xuống. Lúc bước xuống xe, anh Trung có khom lưng ôm bụng kêu đau nhưng nhóm người vừa hành hung anh vẫn dửng dưng quay xe về nhà.
Đến khoảng 17h ngày 8/6, người dân phát hiện anh Trung nằm chết ở lề đường, cách chỗ mà anh được thả vào tối qua khoảng 130m.
Giam định pháp y cho thấy: Nạn nhân Nguyễn Phú Trung bị đánh gãy bốn xương sườn, phổi sung huyết, xuất huyết, tim có chất dịch lỏng màu đen, cùng vô số các thương tích, xây xát và tụ máu ở khắp cơ thể...
Một phút nông nổi, điêu đứng bao gia đình
Đại diện cho bên bị hại có mặt tại phiên tòa hôm qua - 27/9, là anh trai và vợ của anh Trung. Họ đều là những người dân nghèo ít học, có lẽ vì thế mà họ khá lúng túng và ngờ nghệch khi trả lời trước tòa.
Chị Ứng, vợ anh Trung xúc động nói không thành tiếng: “Từ ngày chồng tôi mất đi, 3 mẹ con tôi mất đi trụ cột chính trong nhà, kinh tế khó khăn gấp bội lần. Các con nhớ bố, đêm nào cũng ôm nhau khóc”.
Theo lời kể của ông Nguyễn Viết Nhơn (anh trai anh Trung), anh Trung là người hiền lành, chịu khó. Trước anh cũng ở nhà làm ruộng cùng vợ, nhưng thu nhập thấp, lại nuôi con ăn học nên từ 10 năm trở lại đây, anh xin đi làm phụ hồ kiếm thêm ít tiền trang trải cho cuộc sống. Thường thì anh chỉ làm trong địa bàn xã hoặc những vùng lân cận. Nhưng trước khi xảy ra vụ việc khoảng mấy ngày, anh Trung có nói với vợ con là được người quen rủ ra Hà Đông làm. Ai ngờ vừa đi được mấy ngày thì xảy ra chuyện.
Về phía các bị cáo, ngoài hai bị cáo là Nguyễn Viết Thư và Trần Văn Tuấn có kinh tế tương đối khá giả thì hoàn cảnh gia đình của những người còn lại khá là khó khăn, đặc biệt là Vũ Đình Nghĩa, Nguyễn Viết Cương - hai cán bộ Công an xã Thủy Xuân Tiên.
Bị cáo Nghĩa là anh cả trong một gia đình có bốn anh em. Bố là bộ đội về hưu, mẹ làm ruộng. Nghĩa đã có vợ và hai con, đứa lên 5, đứa lên 3. Tuy là Phó trưởng công an xã nhưng đồng lương của Nghĩa cũng eo hẹp, chỉ chăm lo cho gia đình nhỏ cũng đã “mướt mồ hôi”.
Còn bị cáo Nguyễn Viết Cương, theo đánh giá của gia đình và những người quen biết, Cương là người hiền lành, tốt tính. Từ khi làm công an viên trong xã cho đến khi xảy ra vụ việc, Cương chưa từng bị ai phàn nàn hay quở trách gì về thái độ làm việc và cung cách ứng xử với người dân. Cương vừa lấy vợ và có một con nhỏ sinh năm 2010. Kinh tế gia đình vốn không khá giả, từ khi có thêm con càng trở nên eo hẹp. Vì thế, ngoài làm công an xã thì Cương còn học thêm nghề thợ điện để kiếm thêm thu nhập chăm lo cho gia đình và nuôi con nhỏ.
Ngồi thu mình ở một góc phòng là mẹ và em nhỏ của Cương. Mẹ Cương là một người phụ nữ nhỏ nhắn, gương mặt già nua. Em trai Cương đang học cấp 2, ngồi im lặng đỡ mẹ đang sụt sùi khóc. Gia đình có 7 người con, nhưng ai cũng khó khăn nên bố mẹ già vẫn phải nuôi em trai Cương ăn học. Sau khi anh Trung tử vong, gia đình Cương vẫn chưa xoay xở đâu ra số tiền 32 triệu đồng để bồi thường thiệt hại...
Trả giá đắt
Tại phiên tòa, hơn một lần HĐXX phân tích về hành vi sai trái của các bị cáo : “Các bị cáo là công an xã, đáng lẽ ra phải nắm rõ được quy trình làm việc. Nhận được trình báo của người dân thì phải làm rõ sự việc, đưa nghi can về trụ sở lấy lời khai. Đằng này, chưa làm rõ sự việc đã đánh nạn nhân đến thừa sống thiếu chết. Rồi đáng lý ra sau đó phải đưa nạn nhân về trụ sở để xác định tình hình thương tích và đưa đi cấp cứu, thì các bị cáo lại dùng xe chở nạn nhân vứt ra đường, bỏ mặc sự sống chết. Hành động của các bị cáo thể hiện sự vô trách nhiệm, coi thường sinh mạng của con người”.
Còn đối với các bị cáo Sinh, Thư, Tuấn, HĐXX nhận định: Đây vừa là những người “châm ngòi”, vừa tham gia đánh nạn nhân một cách "tích cực". Dù nhận thức được hành động của mình là sai trái nhưng vẫn cố tình vi phạm, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người đối với anh Trung.
Trong phần tuyên án, HĐXX xét bị cáo Vũ Đình Nghĩa nguyên là Phó trưởng Công an xã mà lại hành động như vậy nên phải chịu mức phạt cao nhất. Kết thúc phiên tòa, Nghĩa lĩnh 8 năm tù; Tuấn, Sinh mỗi bị cáo lĩnh 7 năm 6 tháng tù; Hoan, Cương, Thư mỗi bị cáo lĩnh 7 năm tù giam.
Ngọc Điệp