19 năm sau thảm kịch 11/9, Trung tâm Thương mại Thế giới giờ ra sao?

Khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới.
Khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới.
(PLVN) - Ngày này cách đây 19 năm, vụ khủng bố 11/9 phá hủy hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York đã làm rúng động thế giới. Giờ đây, khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới được tái thiết đang đối mặt với thảm họa khác.

Vishal Garg - Giám đốc điều hành của startup tái cấp vốn thế chấp Better.com, có trụ sở tại Trung tâm Thương mại Thế giới số 7, gần với địa điểm được gọi là Ground Zero (Khu số 0, nơi từng là vị trí của các tòa tháp cũ) - cho biết: “Năm nay, mọi người lo ai đó ho vào họ hơn là ai đó có thể làm nổ tung tòa nhà”.

Sau khi Tòa tháp đôi và các tòa nhà xung quanh bị khủng bố phá hủy, khiến 2.753 người trong số gần 3.000 người thiệt mạng ngày hôm đó, nền kinh tế của khu hạ Manhattan bị tàn phá nặng nề.

Sau đó, từ trên nền của khu vực tang thương đó, một khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới đã ra đời. Giờ đây, nơi này trở thành một điểm thu hút khách du lịch và trung tâm kinh doanh với ba tòa nhà chọc trời, một trung tâm giao thông, một bảo tàng và một đài tưởng niệm.

Kiến trúc sư Daniel Libeskind tại Khu tưởng niệm 11/9 ở quận Manhattan, New York, Mỹ, ngày 31/8/2020. Ảnh: Reuters.
 Kiến trúc sư Daniel Libeskind tại Khu tưởng niệm 11/9 ở quận Manhattan, New York, Mỹ, ngày 31/8/2020. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình hoàn thiện khu phức hợp bị ngưng trệ, trong đó có một trung tâm biểu diễn nghệ thuật đang được xây dựng và một tòa nhà chọc trời thứ tư đang còn dang dở.

Sáu tháng sau khi Thành phố New York bắt đầu đóng cửa do COVID-19, Trung tâm Thương mại Thế giới và Khu Tài chính nhộn nhịp một thời giờ đây đã vắng bóng một cách kỳ lạ. “Khá u sầu, thậm chí hơi u ám”, James Busse -  một nhà môi giới chứng khoán - nói.

Ground Zero vừa trở thành một đài tưởng niệm trang trọng vừa là một điểm đến thư giãn. Những du khách khó tính đến thăm bảo tàng hoặc đài tưởng niệm 11/9. Trung tâm Thương mại Thế giới 1 , tòa nhà cao nhất của Mỹ với độ cao 541 mét, được xây dựng với thiết kế chống bom, vì Trung tâm Thương mại Thế giới cũ đã từng bị tấn công trong một vụ đánh bom xe tải vào năm 1993.

Một công nhân đang chăm sóc cây xanh trong khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới.
Một công nhân đang chăm sóc cây xanh trong khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới. 

Kế hoạch tổng thể năm 2003 của Kiến trúc sư Daniel Libeskind đã bắt đầu giai đoạn tái thiết khu vực này. Khoảng 25 tỷ đô la được đầu tư xây dựng khu phức hợp, Cơ quan Cảng New York và New Jersey - sở hữu khu đất - cho biết

“Mọi người đến New York đều muốn đến Ground Zero,” Libeskind nói trong một cuộc phỏng vấn, “Đó là trung tâm của New York, giờ là không gian công cộng được ưa thích. Trước đại dịch, lúc nào cũng có hàng trăm du khách ở đó.”

Tại trung tâm của khu phức hợp là hai hồ nước phản chiếu được thiết kế bởi Michael Arad, đánh dấu vị trí của Tháp Đôi, với một cặp thác nước bốn mặt chảy thành một vực thẳm. Tên của các nạn nhân được khắc vào các đường viền bằng đồng quanh đó. 

Khi dịch COVID-19 tấn công nước Mỹ, Trung tâm Thương mại Thế giới cũng không tránh khỏi thảm họa mới. Thị trường bất động sản cao chóng mặt của New York, hiếm khi giảm giá trừ một khoảng thời gian sau một số sự kiện như 11/9 hoặc suy thoái kinh tế, thì lại đang giảm giá thời điểm này.

Nancy Wu, từ cơ sở dữ liệu bất động sản StreetEasy, cho biết, giá thuê tại khu trung tâm Manhattan giảm 1,4% tính đến tháng 7 so với cùng kì năm trước, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2010. Tồn kho căn hộ có sẵn đã tăng 80% so với cùng kì.

Tình trạng suy thoái diễn ra rõ ràng xung quanh khu vực gần Tòa thị chính, với hàng loạt chuỗi cửa hàng đóng cửa và di chuyển ra ngoại ô.

Trung tâm biểu diễn nghệ thuật đang xây dở. Ảnh: Reuters.
 Trung tâm biểu diễn nghệ thuật đang xây dở. Ảnh: Reuters.

Nhà phát triển Larry Silverstein đã mua được hợp đồng thuê 99 năm Tòa tháp đôi từ Cảng vụ với giá 3,2 tỷ USD chỉ sáu tuần trước ngày 11/9. Anh ấy đã dành 19 năm để xây dựng lại.

Vào năm 2015, Silverstein dự báo toàn bộ địa điểm sẽ được xây dựng lại xong vào năm 2020, nhưng điều đó đã thay đổi sau khi người thuê Trung tâm Thương mại Thế giới 2 rút khỏi. “Cuộc sống thật không thể đoán trước được,” anh nói.

Silverstein và Libeskind - nhà quy hoạch tổng thể - coi đại dịch là sự tạm dừng trong quá trình đi lên của trung tâm Manhattan, và cũng không quên nhắc tới những dự đoán sai về sự suy giảm sau vụ 11/9.

“Mọi người nói New York sẽ không bao giờ quay trở lại, nhưng tôi không tin. New York quá kiên cường”, Libeskind nói.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.