12 điều cần lưu ý trong phong tục tập quán ở Nhật Bản

Người Nhật không buộc khách du lịch phải tuân theo những quy tắc này nhưng bạn sẽ có điểm cộng trong mắt người bản xứ nếu biết các phép tắc cơ bản.

Trong một quốc gia với văn hóa "độc nhất vô nhị" như Nhật Bản, bạn sẽ không ít lần phải ồ lên trước những quy tắc xã giao khắt khe. Nếu bạn sắp đến Nhật Bản, hãy lưu ý những điều dưới đây!

1. Dùng đũa đúng cách

Bạn sẽ nhận nhiều lời chỉ trích ở "Đất nước mặt trời mọc" nếu đặt đũa dọc trên bát - việc này giống một tục lệ đám ma. Nếu bạn cần đặt đũa xuống, luôn đặt chúng trên kệ đỡ đũa cạnh đĩa ăn. Ngoài ra, đừng đưa thức ăn từ đũa của mình sang đũa của người khác - đây cũng là một việc cấm kị. Khi người khác đưa thức ăn cho bạn, luôn luôn đặt lên đĩa trước rồi mới dùng đũa đưa lên miệng. Bạn cũng không nên cọ hai chiếc đũa - người Nhật nghĩ việc này rất thô lỗ.

2. Không đi giày vào trong nhà

12-dieu-can-luu-y-trong-phong-tuc-tap-quan-o-nhat-ban

Nếu bạn đã đi thăm các công trình kiến trúc ở Nhật, bạn sẽ dễ nhận thấy giày phải được bỏ ra trước khi bước đến cửa. Giày đi ngoài đường bị coi là bẩn, và vì thế bạn phải thay dép bông khi bước vào. Các nhà trọ truyền thống ở quốc gia này và một số đền thờ cúng, các công trình công cộng khác cũng áp dụng quy tắc này. Nếu bạn thấy nhiều đôi giày thẳng hàng ở hành lang cửa ra vào, điều này có nghĩa là bạn phải bỏ giày ra. Dép đi trong nhà thường có sẵn để bạn xỏ vào.

Giày cũng bị cấm trong các nhà hàng trải chiếu cói tatami. Trong các nhà hàng này, dép lê cũng không được phát vì dép có thể làm rách chiếu. Vậy nên hãy đi một đôi tất thật dày.

Một quy luật nghiêm ngặt khác là bạn phải đổi từ dép đi trong nhà sang dép đi vệ sinh khi vào toilet. Ở cửa nhà vệ sinh sẽ có những đôi dép đặc biệt dành riêng cho mục đích này. Bạn nhớ đừng quên đổi lại dép khi ra khỏi phòng nhé.

3. Đừng tảng lờ việc xếp hàng

Người Nhật rất thích xếp hàng khi đứng chờ xe buýt, trên bến tàu hay cả khi chờ thang máy. Trên bến tàu điện ngầm, sẽ có những đường hướng dẫn xếp hàng được vạch sẵn cho bạn. Khỏi cần nói, bạn cũng cần phải tránh đường cho hành khách xuống tàu trước rồi mới xếp hàng.

4. Tránh ăn uống khi đang đi đường

Ở Nhật, người dân không thường ăn uống khi đang trên đường đi. Đồ ăn nhanh bán ở các quầy hàng bên đường phải được ăn đứng tại chỗ, trong khi đồ uống mua từ máy bán hàng tự động được uống tại chỗ còn vỏ chai được vứt vào thùng rác tái chế bên cạnh. Ăn uống trên các phương tiện giao thông công cộng cũng được coi là vô văn hóa, nhưng những chuyến tàu chạy quãng dài là một ngoại lệ.

5. Không ngâm nước nóng trước khi tắm

12-dieu-can-luu-y-trong-phong-tuc-tap-quan-o-nhat-ban-1

Hầu hết các gia đình ở Nhật đều có một bồn tắm nước nóng sẵn trong nhà. Bồn này được dùng để ngâm mình thư giãn chứ không phải để tắm sạch. Trước khi ngâm mình vào làn nước nóng, bạn sẽ phải kỳ cọ thật kỹ. Nếu bạn đi đến các khu tắm công cộng onsen, điều này cũng là bắt buộc.

Một số quy tắc khác là: không được mặc áo tắm, phải buộc tóc gọn gàng để tránh rơi tóc vào nước, không được để khăn tắm của bạn chạm nước và không lội nước trong bể. Nếu bạn có hình xăm, có thể bạn sẽ không được vào khu tắm công cộng ở Nhật, xăm mình được coi là có liên quan tới các... băng đảng.

6. Không đổ tương lên thực phẩm

Tại Nhật Bản, không ai đổ nước tương trực tiếp lên thực phẩm. Bạn phải đổ tương vào đĩa nhỏ chuyên dụng, rồi dùng đũa chấm sashimi hay sushi vào.

7. Không xì mũi ở nơi công cộng

12-dieu-can-luu-y-trong-phong-tuc-tap-quan-o-nhat-ban-2

Xì mũi ở nơi công cộng được xem là bất lịch sự ở Nhật. Hãy đến nhà vệ sinh hay các nơi tương tự để làm việc này. Bạn sẽ bắt gặp nhiều người đeo khẩu trang ngoài đường, đặc biệt là vào mùa đông. Đó là vì họ bị cúm và không muốn lây bệnh sang người khác.

8. Không tip cho bồi bàn

Mặc dù ở các nước phương Tây, việc đặt tip cho bồi bàn là "luật bất thành văn", nhưng ở Nhật không có tục lệ này, và nhiều khi bạn còn bị coi là đang sỉ nhục người bồi bàn khi làm vậy. Thuế dịch vụ đã được tính trong hóa đơn, và cả tài xế taxi cũng không nhận tip. Hãy thử đặt vài xu trên bàn và anh bồi bàn sẽ tất tả chạy theo bạn để trả tiền lại cho bạn.

9. Tránh trò chuyện điện thoại to tiếng trong khi đi phương tiện công cộng

Người Nhật luôn cố gắng sử dụng điện thoại ít nhất có thể và các cuộc điện thoại của họ đều ngắn gọn và yên lặng. Khi bạn đang ở trên một phương tiện công cộng, bạn sẽ thấy rất nhiều người nhắn tin, xem phim hay nghe nhạc, nhưng rất ít người nói chuyện điện thoại. Nếu bạn bắt buộc phải dùng điện thoại, hãy di chuyển đến một nơi yên tĩnh với ít người.

10. Không chỉ trỏ

12-dieu-can-luu-y-trong-phong-tuc-tap-quan-o-nhat-ban-3

Chỉ trỏ người hay vật được coi là thô lỗ ở Nhật. Thay vì dùng ngón tay để chỉ, người dân ở đây dùng bàn tay vẫy nhẹ về phía thứ họ muốn đề cập đến. Nếu muốn chỉ đến chính bản thân mình, họ sẽ lấy ngón trỏ chạm vào mũi. Dùng đũa để chỉ trỏ cũng được coi là vô văn hóa.

11. Tránh đưa và nhận đồ bằng một tay

Kể cả những vật nhỏ nhất như thẻ thông tin cá nhân cũng được đưa và nhận bằng cả hai tay. Khi bạn trả tiền tại một quán ăn hay café, bạn thường phải đặt tiền lên một khay nhỏ cạnh quầy thu ngân thay vì đưa trực tiếp cho người thu ngân.

12. Không tự đổ thức uống cho bản thân

Khi đi chơi với bạn bè hay đồng nghiệp, bạn phải đổ đầy chén của họ khi họ đã uống hết nhưng không được tự rót cho mình - điều này là bất lịch sự. Cốc của bạn sẽ được người kia đổ để đáp lễ. Bạn cũng luôn phải cầm chai bằng hai tay khi rót.

Đọc thêm

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.