1001 lý do lấn làn xe buýt BRT

Cảnh sát giao thông đội 7 đang giám sát và xử lý các trường hợp xe lấn làn xe buýt BRT tại đường Lê Văn Lương.
Cảnh sát giao thông đội 7 đang giám sát và xử lý các trường hợp xe lấn làn xe buýt BRT tại đường Lê Văn Lương.
(PLO) - Sau thời gian dài thông tin về việc xử phạt khi lấn làn xe buýt BRT, bắt đầu từ ngày 15/2, Hà Nội chính thức tăng cường kiểm tra xử lý phương tiện đi vào làn đường riêng của xe buýt BRT, người vi phạm đa phần biết sai từ trước, nhưng viện nhiều lý do để... đi liều.

Xử lý quyết liệt

Bắt đầu từ ngày 15/2, Phòng Cảnh sát giao thông triển khai thực hiện Kế hoạch tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường quy định, các phương tiện tham gia giao thông đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt BRT. Theo đó, các Đội CSGT số 2, 3, 7 chỉ đạo cán bộ chiến sĩ tập trung làm công tác hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông trên các tuyến có làn đường  dành riêng cho xe buýt nhanh BRT hoạt động. Ngoài giờ cao điểm, các tổ công tác tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

Ghi nhận tại đường Lê Văn Lương, sau khi lực lượng CSGT số 7 triển khai đội hình để giám sát xử lý trên đường Lê Văn Lương, ngay lập tức đã phát hiện một xe tải vận chuyển rác thải BKS 29C- 711.96 do anh N.V.L (An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) điều khiển. Khi bị CSGT ra tín hiệu dừng xe đã lập tức nhận ra lỗi của mình, nhanh chóng tấp vào lề đường để xuất trình giấy phép lái xe. Mặc dù nhận ra lỗi vi phạm nhưng anh L vẫn cố gắng phân trần rằng: vào giờ cao điểm, có rất nhiều xe con, xe tải đi chung trên làn đường nhỏ này nên thường xuyên gây ra ách tắc. Do đó, để không bị muộn giờ làm hoặc ảnh hưởng đến công việc, anh  phải đi lấn sang làn đường dành cho xe buýt nhanh. Điều khiển  taxi BKS 29A-251.97 đi vào làn đường xe buýt BRT, anh Anh N.Đ.T (Hoàng Cầu, Hà Đông, Hà Nội) sau khi lực lượng CSGT ra tín hiệu dừng xe để xử lý vi phạm. Mặc dù chấp nhận mình vi phạm nhưng anh T vẫn cố “đổ lỗi” cho việc xem qua ti-vi, thấy có thông tin cho rằng, khi đường ùn tắc quá có thể đi vào làn cho xe buýt nhanh BRT. 

Thượng sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Đội CSGT số 7 cho biết, trong quá trình xử lý, lực lượng chức năng đều phải giải thích rõ để người tham gia giao thông hiểu rõ được vi phạm của mình; đồng thời linh động chỉ nhắc nhở như trường hợp người phụ nữ điều khiển xe máy BKS 29Y5-5072 đang tới bệnh viện gấp vì cháu mình đi cấp cứu.

Đại uý Lê Văn Hưng, Đội phó Đội CSGT số 7 cho biết, trong những ngày đầu tiên ra quân, đội đã xử lý  hàng chục trường hợp vi phạm. Thực hiện nghiêm Kế hoạch, Đội CSGT số 7 sẽ bố trí lực lượng kiên quyết xử lý các vi phạm trong nhiều khung giờ tại các nút giao thông giao cắt với đường Lê Văn Lương. Các phương tiện vi phạm  khá đa dạng, từ xe tải, xe taxi, xe ba gác và phần nhiều là xe máy. Trong buổi sáng 16/2, Đội đã xử lý hàng chục xe máy và ô tô vi phạm.

Còn theo thống kê từ Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội, trong hai ngày đầu triển khai công tác xử phạt các phương tiện đi vào làm xe buýt nhanh BRT, lực lượng chức năng đã xử phạt hàng trăm trường hợp. Trong đó, riêng ngày đầu tiên, phát hiện và xử lý 48 trường hợp người vi phạm. Các trường hợp bị xử lý, xe máy chiếm phần lớn với 42 trường hợp, 6 trường hợp còn lại là ôtô.

Không câu nệ biển xanh

Ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, kể từ khi tuyến xe buýt BRT đi vào hoạt động, mặc dù đã có quy định và chế tài xử phạt rõ ràng nhưng các phương tiện vẫn vô tư vi phạm, trong đó có cả những chiếc xe ô tô biển xanh. Tuy nhiên, ngày 08/02, một tài khoản Facebook đã đăng một đoạn video xe ô tô biển xanh mang biển kiểm soát 29A-016.46 chạy với tốc độ cao trên làn đường ưu tiên dành cho xe buýt BRT.

Trước vấn đề này, Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin lái xe, có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật và kế hoạch của Công an thành phố; đồng thời thông tin tới cơ quan chủ quản của xe ô tô trên và tới các cơ quan thông tấn, báo chí khác sau khi có kết quả kiểm tra, xử lý để ngăn chặn những trường hợp tương tự.

Trước đó, vào ngày 7/1, tại khu vực gần nhà chờ Ba La trên đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội). Khi đó, xe buýt nhanh BRT mang biển kiểm soát 29B - 153.95 đang di chuyển trong làn đường riêng thì bất ngờ bị xe biển xanh 80A đi sai làn phía sau húc vào phần đuôi. Rất may, do lái xe biển xanh đã xử lý kịp thời nên đầu xe chỉ va chạm  nhẹ vào đuôi xe buýt nhanh, không gây hư hỏng cho cả hai xe. Chiếc xe buýt nhanh BRT sau đó đã hoạt động trở lại bình thường và xe biển xanh cũng di chuyển đi. 

Chặng đường đến và ra khỏi xe buýt nhanh bị “bỏ quên”

Thực tế cho thấy,  việc nghiêm cấm lấn làn BRT mặc dù được tuyên truyền rộng rãi suốt một thời gian dài song chỉ khi CSGT “mạnh tay” xử phạt, các phương tiện mới bước đầu có ý thức tuân thủ.

Cần phải khẳng định, ở các thành phố an toàn thường có số lượng phương tiện giao thông công cộng nhiều, có điều kiện giao thông tốt cho người đi bộ và xe đạp. Điều này làm giảm thiểu số lượng ca tử vong do TNGT, đồng thời kéo giảm các nguy cơ ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí…

Theo quy luật đó, các đô thị lớn ở Việt Nam sớm hay muộn cũng sẽ phải triển khai loại hình xe BRT. Điều này được khẳng định bằng việc xe BRT đang phát huy hiệu quả rõ rệt, được người dân tiếp nhận với số lượt đi tăng lên hàng ngày.

Nếu như những ngày đầu chỉ có khoảng 8.000 khách/ngày, đến nay có thể 15.000 – 16.000 khách/ngày. Dù vậy, một thực tế cần nhìn nhận là, gần như tất cả các chuyến đi BRT đều bắt đầu và kết thúc bằng việc đi bộ.

Thế nhưng, hiện nay người đi bộ thường bị bỏ qua trong quá trình quy hoạch giao thông, vỉa hè bị lấn chiếm nên họ phải đi bộ dưới lòng đường. Người dân muốn đi bộ ra trạm, nhà chờ xe buýt rất nguy hiểm.

Thế nên, về lâu dài các cấp quản lý cần đẩy mạnh giải phóng vỉa hè cho người đi bộ, phát triển thêm mạng lưới giao thông công cộng tiện ích… Chỉ khi những giải pháp trên được đồng bộ, người dân dần thấy phù hợp, tin chắc mạng lưới giao thông công cộng sẽ dần đi vào cuộc sống, thay thế các phương tiện cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

Đọc thêm

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.