10 dấu hiệu con bạn đang gặp rắc rối

Nếu con bạn luôn thấy đói, háo hức đến trường hay răm rắp hoàn thành nhiệm vụ học tập, có thể trẻ đang đối mặt với một nỗi sợ.

Mặc quần áo xộc xệch hoặc không phù hợp với thời tiết

Những đứa trẻ bị lạm dụng thể chất hoặc tình cảm thường ngừng chăm sóc bản thân. Chúng không thường xuyên tắm, mặc quần áo bẩn hoặc mặc những thứ không phù hợp với thời tiết.

Lúc nào cũng thấy đói

Một cách trực tiếp đối phó với căng thẳng là ăn. Một đứa trẻ gặp rắc rối luôn đói, mệt mỏi và không chịu vận động. Tất nhiên, cũng có khả năng chúng chán học, hay áp lực trước một kỳ thi.

Đặc biệt, nếu con bạn tỏ ra cực kỳ đói khi về nhà, có thể đứa trẻ không đến căng tin trường vì đã bị ai đó lột sạch tiền tiêu vặt.

Bỏ học hoặc háo hức đến trường

Không đến lớp dù học rất tốt hoặc đi học ngay cả khi bị ốm đều là dấu hiệu đáng ngờ cho thấy con bạn đang gặp rắc rối. Việc trẻ luôn muốn đến trường có thể con đang gặp vấn đề ở nhà như không cảm thấy an toàn, không tin tưởng người thân hoặc đang bị làm dụng.

Cố gắng vượt quá trách nhiệm của mình

Khi một đứa trẻ thể hiện tính cách kiểu người lớn này, chúng đang nỗ lực để dành quyền kiểm soát.

Hành hạ những đứa trẻ khác

Những trẻ vị thành niên bị lạm dụng có thể coi thường người khác. Chúng thích xô đẩy, gọi tên, lấy và phá đồ của bạn bè. Đây là cách chúng cố gắng cảm thấy như đang làm chủ mọi thứ.

Tất nhiên, hành vi này có thể chỉ là biểu hiện của đứa trẻ có tâm sinh lý bình thường, nhưng bạn cũng nên chú ý.

Hoàn thành mọi việc quá tốt

Một đứa trẻ luôn ăn mặc chỉnh tề, làm tất cả bài tập về nhà một cách hoàn hảo... có thể không phải vì muốn mà vì sợ hãi. Có phải bố mẹ đã quá khắt khe với con khi đứa trẻ làm sai việc gì hay không?

Luôn muốn được chú ý

Phản ứng đối với hành vi bắt nạt và lạm dụng có thể khác nhau. Một số người dè dặt và nhút nhát, trong khi những đứa khác cố gây sự chú ý từ cha mẹ.

Không vấn đề gì nếu đứa trẻ luôn như vậy, nhưng sẽ là dấu hiệu đáng báo động nếu đó là hành vi bất thường.

Ảnh minh họa: Brightside.

Ảnh minh họa: Brightside.

Thay đổi lộ trình đến trường

Nếu không có lý do rõ ràng, con bạn quyết định đi bộ đến trường thay vì đi xe buýt hoặc ngược lại, có thể đứa trẻ đang bị những đứa trẻ khác bắt nạt.

Tất nhiên, cũng có thể con chỉ tò mò về những thứ xung quanh nên muốn khám phá.

Thay đổi vẻ bề ngoài

Xỏ khuyên ở mũi hoặc mặc quần áo phong cách hipster hoặc không theo tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu của sự nổi loạn ở tuổi vị thành niên.

Tuy nhiên, nó cũng có thể cho thấy con bị bắt nạt. Sự thay đổi này càng đáng lo ngại nếu diễn ra nhanh chóng: chỉ một tuần trước, con bạn thích quần áo sáng màu, đột nhiên chúng ghét và chỉ muốn mặc đồ màu đen.

Thường kêu đau bụng hoặc đau đầu

Những đứa trẻ căng thẳng vì bị bạo hành thường có phản ứng khác nhau. Phổ biến nhất trong số đó là than đau bụng, đau đầu. Một số trẻ chỉ giả vờ vì không muốn đến trường đối mặt với kẻ hành hạ mình.

Ảnh minh họa: Brightside.

Ảnh minh họa: Brightside.

Cha mẹ nên để ý dấu hiệu dù nhỏ nhất để biết con đang gặp khó khăn gì ở trường, ở nhà và giải quyết nó bằng cách trò chuyện.

Một cuộc nói chuyện là bước đầu tiên và cần thiết để con vượt qua khó khăn. Sau đó, tùy vào những gì trẻ nói mà bạn đưa ra phản ứng phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra quy định dạy thêm, học thêm

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Liên quan đến những vấn đề thông tin báo chí phản ánh về quy định dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về các vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Dự án Luật nhà giáo: Luồng gió mới với ngành Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
(PLVN) - Năm 2025 có thể sẽ là một năm đáng nhớ với hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước, khi dự án Luật Nhà giáo có thể được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) về vấn đề này.

Tự hào khi tiếng Việt được giảng dạy ở xứ người

Các sứ giả tiếng Việt được vinh danh tại Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương vừa qua. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao ở các nước, qua đó, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa
(PLVN) -  Cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh THPT thể hiện tài năng hùng biện - tranh biện và tình yêu với môi trường mà còn là hành trình đầy ý nghĩa với chính thầy cô giáo của các em - những người đồng hành thầm lặng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cả về tư duy lẫn kỹ năng.