Thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân là tất yếu
Một trong những vấn đề lý luận quan trọng được đặt ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là có thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân không. Tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến về vấn đề này,, nhưng ở nhiều nước thì việc thừa nhận TNHS của pháp nhân trong luật hình sự là xu thế tất yếu.
Một trong những vấn đề lý luận quan trọng được đặt ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là có thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân không. Tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến về vấn đề này,, nhưng ở nhiều nước thì việc thừa nhận TNHS của pháp nhân trong luật hình sự là xu thế tất yếu.
Từ giữa thế kỷ XIX, một số nước như Anh, Mỹ, Canada, Australia sau một thời gian cải cách pháp luật hình sự đã quay lại áp dụng chế định TNHS của pháp nhân trong thực tiễn xét xử. Bắt đầu vào nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, nhiều nước châu Âu cũng quy định nguyên tắc TNHS của pháp nhân trong luật thực định. Chẳng hạn, Hà Lan năm 1950 đối với các tội phạm kinh tế và đến năm 1976 đối với mọi tội phạm, Bồ Đào Nha năm 1982, Pháp năm 1992, Phần Lan năm 1995, Vương quốc Bỉ năm 1999, Thụy Sỹ năm 2003, Luxembourg và Tây Ban Nha năm 2010…
Hiện nay, chế định TNHS của pháp nhân được xây dựng không chỉ trong luật hình sự ở những nước trên mà còn được thừa nhận trong luật hình sự của một số nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…
Đối với pháp luật quốc tế, TNHS của pháp nhân chính thức được khuyến nghị trong nhiều văn bản pháp luật của Liên hợp quốc và của khu vực. Cụ thể là, khoản 1 Điều 5 Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố của Liên hợp quốc, Công ước về bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Khuyến cáo số 12 và số 18 của Ủy ban các Bộ trưởng Hội đồng châu Âu về tình trạng tội phạm về kinh tế, thương mại…
Trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn như Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng đều có quy định về việc khuyến nghị các quốc gia thiết lập chế định TNHS của pháp nhân. Mặc dù Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi một số quy định mang tính tùy nghi, không bắt buộc áp dụng của Công ước, trong đó có chế định TNHS của pháp nhân nhưng về lâu dài, các chuyên gia pháp lý cho rằng: Để Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả các quy định của các Công ước quốc tế cũng như nhận được sự đồng thuận của các quốc gia trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng thì cần nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước và từng bước nội luật hóa vấn đề TNHS của pháp nhân trong pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho sự hợp tác về các lĩnh vực này.
Không những thế, vấn đề trên cũng đã thể hiện rất rõ trong Quyết định số 445/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trong đó, có yêu cầu nghiên cứu bổ sung tội danh tham nhũng và quy định pháp nhân là chủ thể của hành vi tham nhũng.
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.
(PLVN) -Thực hiện quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Quy chế Tiếp công dân của Bộ Tư pháp, ngày 23/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã tiếp công dân về lĩnh vực Thi hành án dân sự.
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 23/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc đổi mới quy trình xây dựng pháp luật.
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.
(PLVN) - Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.
(PLVN) - Tại TP Hạ Long, Viện Kiểm sát nhân dân ( VKSND ) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại Hội nghị thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Hồ Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trao Cờ thi đua cho VKSND tỉnh Quảng Ninh .
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.
(PLVN) - Nhằm cung cấp thêm kiến thức và những góc nhìn mới cho các nhà nghiên cứu, người làm thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Nghề Thừa phát lại tại Việt Nam - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn” của NCS Hoàng Thị Thanh Hoa.
(PLVN) - Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.
(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.
(PLVN) - Dưới màu áo hồng, các cán bộ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc là những người tiên phong trong hành trình mang cơ hội thoát nghèo đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Trong thời bình, họ là những “ chiến sĩ áo hồng ” đầy nhiệt huyết, luôn tận tâm hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn. Nhưng khi thiên tai ập đến, họ lại trở thành những chiến binh dũng cảm, lăn xả vào tâm lũ, cứu giúp đồng bào, không bỏ lại ai ở lại phía sau.
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có 12/63 Sở Tư pháp các tỉnh, thành được xếp hạng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đó, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa đứng đầu trong danh sách này.
(PLVN) - Ngày 20/12, Sở Tư pháp Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho 150 Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Ngày làm việc tiếp theo 20/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến thăm Học viện Tư pháp Quốc gia Lào cơ sở tại Luang Pra Bang. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Ket Sa Na, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc.