Tần ngần khi Cột cờ Hà Nội chuyển tên thành... kỳ đài

Đến Hà Nội, nhiều du khách mong được chiêm ngưỡng “Cột cờ Hà Nội”, một cái tên, một địa danh thiêng liêng đã đi vào sử sách, vào thơ, vào nhạc. Thế nên, không ít người tần ngần trước dòng chữ “kỳ đài”...

Đến Hà Nội, nhiều du khách mong được chiêm ngưỡng “Cột cờ Hà Nội”, một cái tên, một địa danh thiêng liêng đã đi vào sử sách, vào thơ, vào nhạc. Thế nên, không ít người tần ngần trước dòng chữ “kỳ đài”...

Cụm từ đã đi vào tâm thức

Trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần cửa Bảo tàng Quân sự có một tấm biển đề hàng chữ: “Di sản văn hóa thế giới: Di tích kỳ đài”. Không cứ gì du khách, nhiều người dân Hà Nội đi qua đây đã rất ngỡ ngàng với câu hỏi: “Tại sao không phải là “Cột cờ Hà Nội” mà lại là “Kỳ đài”? Nghe thật lạ lẫm!”.

Tần ngần khi Cột cờ Hà Nội chuyển tên thành... kỳ đài ảnh 1
 

Thắc mắc của người dân xét về mặt ngữ nghĩa và về mặt tinh thần đều có lý. Từ “kỳ đài” là từ Hán Việt trong đó nghĩa từng từ kỳ là cờ, đài là nhà làm cao để có thể nhìn xa. Trong sử sách, kỳ đài là một hạng mục không thể thiếu đối với những thành quách ở kinh đô và cựu đô ở thời Nguyễn. Kỳ đài Thăng Long theo sách Đại Nam nhất thống chí chép, “đời vua Gia Long năm thứ tư, sai quan đốc sức việc xây đắp, trong thành dựng kỳ đài”.

Cũng theo sử sách, mặc dù tại Kỳ đài Hà Nội trên đỉnh có biển đề hai chữ “kỳ đài” nhưng đã từ lâu người dân Hà Nội quen với tên gọi “Cột cờ Hà Nội” và địa danh này được coi như một biểu tượng của Hà Nội... Nơi đây đã từng trải qua những phen binh lửa khi quân Pháp chiếm Hà Nội, chứng kiến sự hy sinh oanh liệt của hai quan Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, cũng như những sự kiện lịch sử hào hùng của cách mạng Việt Nam sau này.

Như vậy, cả về mặt ngữ nghĩa, lẫn tinh thần, cụm từ “Cột cờ Hà Nội” đã thực sự gắn bó, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung. Còn nhớ, lúc sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Nhà tôi 24 Cột Cờ/ Ai yêu thì ghé, hững hờ thì qua”. Còn theo cuốn “Đường phố Hà Nội” của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá (NXB Hà Nội, 1979), ngày 7/5/1954, con đường chạy dưới chân Cột cờ Hà Nội đã từng được gọi tên là đường Cột Cờ. Sau này, “ngày 7/5/1954, trong không khí toàn dân tưng bừng kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, vào lúc 17h30, quân và dân Hà Nội đã tổ chức lễ trọng thể đổi tên đường Cột Cờ là đường Điện Biên Phủ”.

Dùng từ Hán - Việt tùy tiện, nên chăng?

Người viết bài này không phải là nhà ngôn ngữ học nên không dám lạm bàn sâu về câu chuyện ngôn ngữ. Chỉ biết rằng, vấn đề dùng từ Hán - Việt thế nào cho phù hợp, để bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt không phải bây giờ mới được nhắc đến.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi nói và viết, Người không bao giờ dùng từ Hán -Việt nếu từ đó có thể thay thế bằng những từ thuần Việt. Ví dụ, Người nói hoặc viết “học sinh trai”,”học sinh gái” chứ không phải là “nam học sinh”, “nữ học sinh”, trong những năm chống Mỹ, Bác Hồ đã thay thế từ “nữ dân quân” bằng từ “dân quân gái”; phong trào thi đua “Ba đảm nhiệm” bằng phong trào thi đua “Ba đảm đang”...

Biển hiệu “Di tích kỳ đài” và Cột cờ Hà Nội
Biển hiệu “Di tích kỳ đài” và Cột cờ Hà Nội

Mặc dù là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, nhất là Hán ngữ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  nêu tấm gương cho chúng ta về làm trong sáng tiếng Việt - trách nhiệm của mỗi người Việt Nam thực thụ. Nhiều từ thuần Việt, khi được Người mạnh dạn thay thế đã được báo chí sử dụng theo và sau đó, các từ mới này đã hoàn toàn chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, Người cũng rất am hiểu sự tinh tế, sức sống riêng của những từ Hán - Việt và kể cả những từ có nguồn gốc nước ngoài khác trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam. Chính vì thế, khi sắp đi xa, trong Di chúc, Người viết “tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Thử nghĩ xem nếu “nhi đồng” được thay bằng “trẻ con” - là từ thuần Việt tương ứng, tương tự như “Hội phụ nữ” thay bằng “Hội đàn bà” trong những ngữ cảnh này là không phù hợp chút nào.

Gần đây, trong văn phong báo chí, có tình trạng lạm dụng từ Hán - Việt quá nhiều. Không những thế, còn lạm dụng sai. Đơn cử như từ “cứu cánh”, theo Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “cứu cánh” có nghĩa đúng là “mục đích cuối cùng”, nhưng khá nhiều người thường hay hiểu từ này với nghĩa là “cứu giúp” hoặc “cứu vãn”...

Do đó, một câu hỏi đặt ra ở đây là dùng từ Hán - Việt tùy tiện, nên chăng? Nhất là khi bản thân người dùng không hiểu rõ về từ đó mà chỉ dùng như một thói quen, hoặc từ đó đã có từ thuần Việt thay thế và đang được người dân yêu thích sử dụng như ví dụ về “kỳ đài” và “Cột cờ Hà Nội” đã nói ở trên.

Trước tình hình quá lạm dụng từ Hán - Việt của giới báo chí, cũng như tình trạng bùng phát “ngôn ngữ thời @”, “ngôn ngữ tuổi teen” trong đời sống hàng ngày, Ban Tuyên giáo trung ương mới đây đã đưa ra yêu cầu nhất thiết phải làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt.

Đây cũng chính là nhiệm vụ của mỗi người cầm bút theo quy định của Luật Báo chí: “Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam” - Khoản 5 Điều 6 Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.

Hồng Minh  

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.