"Chạy" vào lớp 1, "cuộc đua" gay cấn của mẹ và con

Nhiều bé chưa đi học nhưng đã phải thi tuyển vào 4-5 trường khác nhau với tỷ lệ "chọi" căng thẳng không kém gì các sĩ tử thi đại học.

 Dù tới ngày 1/7 Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mới tuyển sinh lớp 1, nhưng thời điểm này, cuộc đua đã vào hồi “nước sôi, lửa bỏng”. Nhiều bé chưa đi học nhưng đã phải thi tuyển vào 4-5 trường khác nhau với tỷ lệ "chọi" căng thẳng không kém gì các sĩ tử thi đại học.

Lớp 1 ơi... lớp 1
Ảnh minh họa
“Cấm” và... “lách”

Theo quy định, việc tuyển sinh vào trường tiểu học không được tổ chức mọi hình thức thi cử nên trường thì gọi là “đo nghiệm”, trường thì gọi là “kiểm tra trắc nghiệm”... Và các bé phải trải qua một cuộc tuyển chọn khá căng thẳng, từ cân nặng, chiều cao đến khả năng học tập, chỉ số IQ...

Hà Nội có hàng chục trường tiểu học tư thục tuyển sinh lớp 1 bằng hình thức kiểm tra đầu vào như: Nguyễn Siêu, Đoàn Thị Điểm, Lý Thái Tổ... Có việc này là do số học sinh đăng ký vào học đông gấp nhiều lần so với chỉ tiêu và các trường không còn cách nào khác là tìm phải “nghĩ kế” để... loại bớt số học sinh (HS) vượt chỉ tiêu. Và thế là, để con được vào học các trường tư, nhiều phụ huynh đã bắt con tham gia vào “chiến dịch” thi  tới 4-5 trường, để “thử sức”, lấy “kinh nghiệm” trường thi cho bé.

Năm học này, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu tổ chức kiểm tra đầu vào sớm nhất. Các bé lớp 1 được triệu tập đến trường trong vòng 1 ngày. Ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Trong một ngày tại trường, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao lưu, cũng là lúc Hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để “chấm điểm”. Vì thế, khi Trường Nguyễn Siêu thông báo kết quả ngày 9/5 vừa qua, một số phụ huynh biết con mình trượt nhưng vẫn... vui vì không xác định cho con học trường này mà chỉ thi cho... biết.

Thế nhưng, với các bậc phụ huynh, chừng ấy vẫn là chưa đủ. Một phụ huynh nói ngay tại nơi thông báo điểm thi: “Mặc dù bé nhà tôi trượt nhưng tối nay về vợ chồng tôi sẽ vẫn khích lệ tinh thần cháu để tiếp tục “chinh chiến” ở trường Thực nghiệm vào đầu tháng 6 và cuối cùng thì vẫn “chốt” vào trường dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm gần nhà”.

Nhìn vào tỷ lệ chọi của các trường tiểu học, không ít người sẽ giật mình bởi mức độ cạnh tranh ở đây cũng khốc liệt, gay cấn không kém gì so với kỳ thi... đại học. Đơn cử như Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm năm nay chỉ tuyển 400 chỉ tiêu, nhưng số lượng trẻ đăng ký vào lớp ôn luyện của trường này để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh ngày 28/5 đã lên đến 900 trẻ. Con số này hàm chứa việc sẽ có tới 500 trẻ bị loại. Hay như Trường Tiểu học Thực nghiệm có 180 chỉ tiêu nhưng 600 đơn tuyển sinh đã được bán hết veo.

Dường như với các bậc phụ huynh, việc đưa con đi “thử sức” khắp nơi không khiến họ mệt mỏi. Tuy nhiên, việc phải đối mặt với nhiều cuộc thi chắc chắn sẽ khiến trẻ phải chịu áp lực lớn, căng thẳng, mệt mỏi không đáng có. Nếu “thi trượt” thì đó có thể coi như “đòn phủ đầu” khiến trẻ mất tự tin, mặc cảm khi cảm thấy thua kém bạn bè ngay trước khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Không những thế, không ít phụ huynh cho rằng, mình thực sự bất bình khi cho con vào những lớp học “tiền lớp 1” (những lớp bắt buộc nếu các bé muốn có một suất vào trường dân lập danh tiếng) bởi trẻ chưa thực sự đọc thông viết thạo sẽ bị cô giáo chê là học dốt, bố mẹ không quan tâm...

Ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ rõ: Với mục đích loại bớt số học sinh vượt quá chỉ tiêu nên dù thi tuyển hay chỉ là một cuộc kiểm tra đầu vào đơn giản cũng không tránh khỏi áp lực đối với trẻ. Việc “thi trượt” ngay từ khi chưa đi học sẽ khiến tạo một tâm lý không tốt cho trẻ, trẻ sẽ mất tự tin và có gì đó như sự mặc cảm.

Chết, cũng phải... “chạy”

Với các trường dân lập có tiếng thì phải qua kì sát hạch như trên. Và với các trường công được cho là trường “điểm” thì các bậc phụ huynh có hàng trăm kiểu “lách luật”. Trong đó, “chiêu” được cho là có hiệu quả nhất là “chạy” hộ khẩu, nhờ người quen, “chạy” tiền, gửi gắm giáo viên ở trường đó.

Nhưng những “chiêu” trên chưa chắc ăn 100%. Như trường hợp anh Nguyễn Anh Tuấn (ở quận Thanh Xuân). Theo anh Tuấn, để “chạy” cho con vào một trường điểm của quận Hoàn Kiếm (gần cơ quan anh), từ năm ngoái anh chị đã mất bao công sức, tiền bạc để tìm người quen, nhờ họ nhập hộ khẩu cho bé và mẹ về quận Hoàn Kiếm. Đến năm học này, anh chị ung dung tưởng con vào được trường nhưng giờ lại “té ngửa” vì hóa ra con vẫn thiếu tiêu chuẩn do nhập khẩu chưa đủ 2 năm. Giờ anh chị nóng ruột như “ngồi trên lửa” vì đi cũng dở mà ở không xong.

Trên các diễn đàn internet, việc mua bán suất vào lớp 1 cũng khá rầm rộ, công khai: “Cần nhượng một suất xin vào lớp 1 trường tiểu học T.V”, “suất học cho bé vào lớp 1 trường Tr.A”, “có một suất vào trường tiểu học NTC, lớp chọn”...

Không ít phụ huynh cũng lên mạng để dò hỏi, xin lời khuyên của “người đi trước” về “đường vào trường” cho con em mình. Một bà mẹ có nick “mecuasao”, chia sẻ: “Tìm cách làm quen với một giáo viên của trường, sau đó quà cáp và nhờ người này giới thiệu thì chắc chắn có suất”. Một bà mẹ khác tư vấn: “Giờ cái gì cũng phải tiền, mẹ nó tốt nhất là nhờ giáo viên của trường giới thiệu, chắc chắn mức giá sẽ mềm hơn và đảm bảo có suất”. Còn giá cả của việc “chạy” trường chỉ nghe thôi cũng đã thấy chóng mặt khi mà giá cả leo thang, mức chung đại trà hiện nay không thể dưới 1.000 USD.

Lý do được không ít phụ huynh đưa ra là “Trường đúng tuyến, đa phần học sinh là con nhà lao động có thành phần khá phức tạp, chửi thể đánh nhau... Trường đúng tuyến, hầu hết thầy cô ép học sinh học thêm (điều kiện học thì thê thảm lắm: Chật chội, tối tăm...), không học thêm thì phụ huynh bị mời lên mắng  như cơm bữa, con mình bị đánh... Trường trái tuyến không ép học thêm. Trường đúng tuyến đúng hộ khẩu nhưng không gần nhà. Trường trái tuyến gần sát nhà. Như vậy có “chạy” trường cho con không? Chết cũng phải chạy!”.

Thậm chí, có phụ huynh là giảng viên đã lo... tự mở trường để cho con học suốt phổ thông, mặc dù năm nay nhóc lớn nhà họ mới tròn... 4 tuổi.

Như vậy, dù các biện pháp được đưa ra như cấm học sinh trái tuyến để giảm tải nhưng cuộc đua dường như mỗi năm thêm gay go, quyết liệt và có hàng trăm kiểu lách miễn sao các bậc phụ huynh chọn được các trường mà họ cho là trường điểm... Khi mà mỗi năm các cô giáo có thành tích trong trường đều có một, hai “suất người nhà” được xem là tăng thu nhập. Khi mà các bậc phụ huynh không tiếc công sức, tiền của để được yên tâm khi con vào được trường điểm, lớp chọn thì cuộc đua càng trở nên bất tận...

Nên chọn trường gần nhà

“Các giáo viên tiểu học của Hà Nội nói chung và của nội thành nói riêng đều đảm bảo về chất lượng giảng dạy. Nhiều bậc phụ huynh thường ảo tưởng về những trường có tên tuổi thì sẽ có sự đào tạo tốt hơn. Thực tế thì trong một trường, trong một khối trình độ của các giáo viên cũng không đồng đều. Theo tôi, các phụ huynh nên cho con học gần nhà. Đôi khi những trường ở gần nhà mình sĩ số học sinh thấp nên sự quan tâm của các giáo viên đối với học sinh sẽ sâu sát hơn”.

Ông Phạm Xuân Tiến

(Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Uyên Na 

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.