Người lãnh đạo phải gương mẫu, biết lắng nghe và quyết đoán

Một góc TP Cần Thơ về đêm. Ảnh minh họa
Một góc TP Cần Thơ về đêm. Ảnh minh họa
(PLO) - "Để làm tốt công tác lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ, bản thân tôi cảm thấy có đôi chút áp lực trước sự kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân. Nhưng tôi tin với sự ủng hộ của tập thể Ban Chấp hành, các cấp, các ngành và từ những công tác tích lũy được, tôi có thể yên tâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn phía trước, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", ông Trần Quốc Trung làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ chia sẻ.
Ông Trần Quốc Trung trải lòng với PLVN: Được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy là vinh dự và là trách nhiệm to lớn của Đảng bộ và nhân dân thành phố (TP) đã trao, cá nhân tôi và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ TP luôn trăn trở nhiệm kỳ 2015 - 2020 làm sao tiếp tục đưa TP Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững. 
Để làm tốt công tác lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ trên, bản thân tôi cảm thấy có đôi chút áp lực trước sự kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân. Nhưng tôi tin với sự ủng hộ của tập thể Ban Chấp hành, các cấp, các ngành và từ những công tác tích lũy được, tôi có thể yên tâm phấn đấu vượt qua mọi khó khăn phía trước, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Tôi cho rằng, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải đoàn kết, phát huy dân chủ trong thực hiện mọi công việc; người lãnh đạo phải thật sự gương mẫu, biết lắng nghe, nhưng phải quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đặc biệt là không tư lợi cá nhân; nguyện cùng tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ TP ra sức phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP, đưa TP phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân về vật chất, tinh thần. Đây là mục tiêu chính mà Đảng bộ TP Cần Thơ đã và đang tập trung hướng đến trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ
 Ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Đề ra những “đột phá” 
để phát triển 
Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ TP đã đạt được những kết quả nổi bật nào? Còn những tồn tại, hạn chế gì, thưa ông?
- Nhiệm kỳ 2010 - 2015, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra: Kinh tế TP đạt tốc độ tăng trưởng (GDP) khá cao, bình quân đạt 12,22%; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 79,4 triệu đồng, tương đương 3.626 USD, vượt 11,6% so kế hoạch, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. 
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển mạnh, trên địa bàn thành phố hiện có 50 tổ chức tín dụng, với 230 điểm giao dịch, vốn huy động đạt 49.000 tỷ đồng (tăng 2,5 lần so với năm 2010); kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt trên 7 tỷ USD, tăng bình quân 5,2%/năm; khách lưu trú và lữ hành tăng bình quân 12%/năm; tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 200.000 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đạt gần 60.000 tỷ đồng, vượt 26,9% chỉ tiêu nghị quyết...
TP Cần Thơ đã đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ và cải tạo nâng cấp, chỉnh trang cảnh quan đô thị tạo điểm nhấn góp phần xây dựng TP ngày càng văn minh, hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp. 
Xây dựng nông thôn mới cũng đạt kết quả tích cực, công nhận 12/36 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Công tác đối ngoại được tăng cường, TP có quan hệ xuất khẩu với gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2011 - 2015 được 38 dự án, với tổng vốn đăng ký 391 triệu USD. 
Hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp phát triển mạnh, với hơn 150.000 sinh viên đang học, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới y tế cơ sở, y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao... được mở rộng góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân. 
Chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo của TP giảm còn 1,84% vào năm 2015 (tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 7,84%); quốc phòng - an ninh được đảm bảo...
Tuy nhiên, TP cũng còn những khó khăn, hạn chế như: Kinh tế có phát triển nhưng chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; doanh nghiệp chủ yếu nhỏ và vừa; môi trường và cơ chế, chính sách chưa thật thông thoáng để thu hút đầu tư, nhất là FDI; kết cấu hạ tầng trên một số lĩnh vực còn yếu và chưa đồng bộ; công tác dạy nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng yêu cầu; đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn; chất lượng nguồn nhân lực và việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống còn nhiều hạn chế… đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hội nhập của TP. 
Thưa ông, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Cần Thơ đã đề ra những khâu đột phá nào để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho TP?
- Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho TP, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ TP đề ra các khâu đột phá như sau: 
Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đi đôi với chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt ngang tầm nhiệm vụ; chú trọng phát huy phẩm chất năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, lực lượng trí thức, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực phát triển của TP.
Tập trung huy động mọi nguồn lực, kết hợp vận dụng cơ chế, chính sách của Trung ương, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải, sân bay, bến cảng... đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật trong công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và các lĩnh vực đời sống của nhân dân TP. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng hóa; phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao, thu hút nhiều dự án đầu tư vào TP.
Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin
TP Cần Thơ đang phấn đấu hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử trước năm 2020 nhằm thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, cung cấp thông tin đến công dân một cách nhanh và chính xác, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
- Thời gian qua, Cần Thơ rất chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong đó, xây dựng mô hình chính quyền điện tử, cụ thể là tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội đã đạt một số kết quả nổi bật như:
Hệ thống thư điện tử của TP đã được trang bị, đưa vào khai thác và tiếp tục được duy trì, củng cố nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định, phục vụ tốt nhu cầu trao đổi thông tin và chỉ đạo điều hành của TP. Hiện nay, toàn TP Cần Thơ có 80% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử và 65% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế sử dụng hệ thống thư điện tử đạt 100%. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai tại 32/32 đơn vị (gồm 23 sở, ban ngành và 9 ủy ban nhân dân quận, huyện) đạt 100%. 
Ngoài ra, tại một số sở, ngành đã triển khai các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn như: Phần mềm và cơ sở dữ liệu về đất đai, địa giới hành chính; phần mềm và cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp; phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý học sinh; phần mềm và cơ sở dữ liệu đối tượng chính sách, người có công; phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý bằng lái xe; phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện giao thông; phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý hộ tịch… 
Bên cạnh đó, TP đã triển khai, cấp phát và sử dụng 238 chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước và 687 chữ ký số cá nhân, nhằm nâng cao mức độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch điện tử giữa cơ quan quản lý nhà nước trên môi trường mạng.
Song song đó, phần mềm “một cửa” điện tử và dịch vụ công trực tuyến đã được TP triển khai xây dựng tại 19/23 sở, ban ngành; 9/9 UBND quận, huyện và 85/85 UBND xã, phường, thị trấn, giúp giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch nhằm hỗ trợ tổ chức, công dân có thể trực tiếp tra cứu thông tin về tình trạng hồ sơ hành chính, thuận lợi trong giao dịch, trao đổi thông tin với cơ quan hành chính. 
Đến nay, 100% các dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước thuộc UBND TP đã được cung cấp trực tuyến ở mức độ 1, 2 trên Cổng thông tin điện tử TP (người dân có thể xem thông tin về thủ tục, tải các biểu mẫu điện tử về điền thông tin mà không cần phải mua hồ sơ); trong đó có 101 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 83 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp… 
Từ đó cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cơ quan nhà nước mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp. 
Xin chân thành cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.