Người dân gần thủy điện Hủa Na có định cư trước mùa mưa bão?

Mùa mưa bão đang đến gần, thời hạn hơn 2 tháng để Nhà máy thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, Nghệ An) tiến hành tích nước cho hoạt động của nhà mà máy. Nhưng người dân sống trong lòng hồ vẫn chưa chịu di dời trong khi các điểm tái định cư vẫn còn ngổn ngang...

Mùa mưa bão đang đến gần, thời hạn hơn 2 tháng để Nhà máy thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, Nghệ An) tiến hành tích nước cho hoạt động của nhà mà máy. Nhưng người dân sống trong lòng hồ vẫn chưa chịu di dời trong khi các điểm tái định cư vẫn còn ngổn ngang...

Nhà xây tại các khu TĐC đều làm theo mẫu nhà sàn theo phong tục người Thái
Nhà xây tại các khu TĐC đều làm theo mẫu nhà sàn theo phong tục người Thái

Ngổn ngang tái định cư

Dọc quanh một vòng đường vành đai, các điểm tái định cư (TĐC) Huôi Siu - Huôi Lạn, Xốp Co - Nậm Tiên của xã Đồng Văn vùng lòng hồ thủy điện Hủa Na, không khí “đìu hiu” trông thấy được. Lác đác có một vài ngôi nhà được đồng bào dựng lên dở dang trên khu đất mới được san lấp.

Nhà máy Thủy điện Hủa Na có công suất 180 MW, được thiết kế 2 tổ máy phát điện khởi công từ tháng 3/2008, do Công ty Thủy điện Hủa Na làm chủ đầu tư, Tập đoàn Sông Đà thi công, với tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại địa phận của xã Đồng Văn, huyện Quế Phong. Theo lộ trình triển khai dự án, đến ngày 30/4/2012 phải di dời xong những hộ dân nằm trong vùng lòng hồ để đến ngày 15/6/2012 sẽ tích nước cho việc hoạt động tổ máy số 1 vào tháng 10/2012 và tổ máy số 2 sẽ đưa vào hoạt động tháng 12/2012 hòa điện vào lưới điện Quốc gia.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PLVN tại vùng lòng hồ, các điểm TĐC một số đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, một số chỉ mới được gắn tấm biển chỉ dẫn ghi “Điểm tái định cư…”, bên trong là những bãi đất trống không có ngôi nhà dân nào. Điểm tái định cư Huôi Siu - Huôi Lạn có 130 hộ, nhưng công tác tạo mặt bằng vẫn chưa xong, vẫn còn đó nhiều máy móc được dùng để ủi, san lấp…

Theo tìm hiểu, được biết nguyên nhân khiến tình hình chậm trễ trong việc di dời người dân ra khỏi vùng lòng hồ là do việc đền bù chưa được thỏa đáng. Theo nhiều người dân, hầu hết đơn giá bồi thường các loại cây cối, hoa màu, đất đai đều thấp hơn nhiều so với năm trước (2010). Chị Trần Thị Lý, bản Na Câng (xã Thông Thụ) cho biết, giá đền bù, bồi thường năm 2011 có sự chênh lệnh lớn so với năm 2010. Chị Lý lo lắng: “Gia đình tui được Nhà nước đền bù 39 triệu, số tiền này chưa đủ để trang trải chi phí dời nhà ra khu TĐC. Chưa kể ra khu TĐC muốn nuôi con lợn, con gà cũng cần có vốn mà tiền làm nhà rồi thì chưa biết sẽ làm nghề chi đây…”.

Theo báo cáo của UBND huyện Quế Phong, đến ngày 15/3/2012 mới hơn 46% số hộ dân được phê duyệt phương án đền bù. Theo thống kê, có 1.361 hộ, hơn 5.000 nhân khẩu (chiếm 1/4 dân số huyện Quế Phong – PV) của 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ phải di dời khỏi vùng lòng hồ. Nhưng đến thời điểm giữa tháng 3/2012 mới di dời được 278 hộ (chiếm 17,8%-trong đó  121 hộ di dời tự nguyện).

Công tác đền bù, hội đồng di dời dân đã chi trả được 761 hộ. Tổng số hộ đã bốc thăm nhận lô đất ở là 232 hộ (21,9%); 8/13 điểm TĐC đã cơ bản thi công xong hạng mục giao thông, điện, nước sinh hoạt… còn 3 điểm TĐC chưa được khởi công. Nhưng có mặt tại các điểm TĐC, nhiều khu vực còn ngổn ngang đất đá chưa được san ủi, nhiều địa điểm đất mới san ủi nền đất chưa ổn định nếu đưa dân về làm nhà ngay trên nền móng chưa ổn định thì có thể rất nguy hiểm…

Một số công trình đang được xây dựng tại khu TĐC Huôi Siu - Huôi Lạn
Một số công trình đang được xây dựng tại khu TĐC Huôi Siu - Huôi Lạn

Cần giải quyết tốt yếu tố phong tục, văn hóa

Ngoài nguyên nhân khiến nhiều hộ dân chưa đồng ý để di dời về mức giá đền bù là một lý do liên quan đến cuộc sống văn hóa người dân nơi đây. Từ trước đến nay, đồng bào người Thái tại vùng lòng hồ quanh năm sinh sống nơi rừng, suối, sông là nguồn sống chính.

Từ khi được quy hoạch và triển khai xây dựng lòng hồ thì người dân nơi đây đang hết sức lo lắng: “Rừng thì bàn giao lại cho thủy điện để xây dựng nhà máy, sông thì sau này nước dâng cao không có chỗ để đánh bắt cá nữa. Lâu nay, người Thái quen với núi rừng rồi, bây giờ cho ra ngoài bìa rừng để sinh sống không biết sẽ làm chi khi về sinh sống nơi mới đây…”, chị Lương Thị Hải, bản Huồi Siu cho biết.

Do vậy, khi vận động người dân đền bù và TĐC nơi mới nếu người dân không đồng ý với nơi ở mới thì rất khó khăn cho công tác di dời. Hầu hết, khi được hỏi đồng bào đều đồng ý đền bù và TĐC nhưng với điều kiện không chỉ đầy đủ về cơ sở hạ tầng mà còn là vấn đề phong tục, văn hóa của người Thái.

Công tác di dời người dân đến các điểm TĐC còn nhiều khó khăn trước mắt, các điểm TĐC đã được quy hoạch nhưng vẫn chưa thể đưa người dân đến sinh sống được. Nếu sinh sống trên nền đất còn mới san ủi chưa ổn định sẽ rất nguy hiểm khi địa hình đồi núi có thể xảy ra lũ lụt. Những địa điểm mới về cơ sở vật chất còn dở dang, các công trình dân sinh như trường học, điện sử dụng, nước uống… vẫn chưa hoàn tất.

Ông Trương Minh Cương - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, Trưởng Ban Đền bù và hỗ trợ tái định cư Thủy điện Hủa Na: “Nhiều hộ dân chưa đồng tình với những chính sách đền bù của Nhà nước, mặc dù thời gian qua UBND tỉnh đã bổ sung một số chính sách đền bù.

Khi triển khai xây dựng nhà TĐC cho bà con nếu dân tự làm thì chính quyền sẽ huy động lực lượng hỗ trợ. Còn nếu xây nhà cho bà con thì sẽ xây theo kiểu nhà sàn để phù hợp với phong tục và văn hóa Thái…

Địa phương sẽ phối hợp với các ban ngành để hoàn thành kế hoạch di dời toàn bộ dân trong khu vực lòng hồ ra khỏi lòng hồ để bàn giao lại cho đơn vị thi công tiến hành trữ nước trước ngày 15/6 này”.

Ngô Toàn

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.