Lời khuyên “gan ruột” của Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học

 Ngày mai - 3/7, thí sinh cả nước bắt đầu làm thủ tục dự thi ĐH khối A, đợt 1. Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) có một số lưu ý quan trọng đối với thí sinh.

Ngày mai - 3/7, thí sinh cả nước bắt đầu làm thủ tục dự thi ĐH khối A, đợt 1. Trao đổi với PLVN, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) có một số lưu ý quan trọng đối với thí sinh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những quy tắc “xương máu”

Khi vào phòng thi, thí sinh (TS) cần lưu ý những điều gì, thưa ông?

- Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, khi vào phòng thi, TS phải tuân thủ các quy định sau đây: Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; xuất trình Giấy chứng minh thư khi cán bộ coi thi (CBCT) yêu cầu. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính cầm tay (theo danh mục đã được quy định).

Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.

Trước khi làm bài thi, TS phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi. Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa.

TS phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của TS khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài. Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi.

Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý. Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, TS cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, TS phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi TS. TS chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho cán bộ coi thi, trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định.

Đề thi tập trung vào chương trình lớp 12

Thưa ông, năm nay đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ có định hướng thế nào?

- Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ, theo quy định của Bộ GD&ĐT, phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của TS trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.

Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đồng thời, đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của TS và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần giảm tải, cắt bỏ. Đồng thời, không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp.

Cách cứu vãn “tai nạn” mất giấy báo thi

Nếu bị thất lạc hay làm mất giấy báo thi, TS có được đến dự thi tuyển sinh không?

- Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất là thất lạc, mất, hỏng giấy báo dự thi (GBT), TS vẫn được dự thi. TS cần chủ động liên hệ với nơi đã nộp hồ sơ để được xác nhận xem trường ĐH-CĐ đã gửi GBT cho mình hay chưa. Đến gần ngày thi vẫn không tìm thấy GBT, TS cần liên hệ trực tiếp với phòng Đào tạo của trường ĐH-CĐ đã ĐKDT để có được thông tin về số báo danh, địa điểm thi, phòng thi... của mình. TS phải có mặt tại đúng điểm thi của mình trong buổi làm thủ tục dự thi để giải quyết vấn đề GBT trước khi bước vào hai ngày thi chính thức.

 Khi đi làm thủ tục dự thi, phải mang theo giấy tờ tuỳ thân hợp lệ, có dán ảnh, tờ phiếu số 2 có đóng dấu giáp lai trong bộ hồ sơ ĐKDT, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với TS tốt nghiệp THPT năm 2011), các giấy chứng nhận ưu tiên nếu có, giấy chứng minh nhân dân...

TS cần thông báo với cán bộ làm thủ tục dự thi tại phòng thi của mình để trường đối chiếu với hồ sơ gốc và danh sách lưu tại trường. Nếu xác minh được các thông tin là chính xác, TS sẽ được làm giấy cam đoan và chụp ảnh tại chỗ để làm thẻ dự thi bổ sung hoặc cấp lại GBT (nếu GBT kiêm luôn thẻ dự thi).

Sau đó TS sẽ được dự thi bình thường. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường đều phải tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho TS được dự thi, tuyệt đối không được gây khó dễ cho TS. Trong và sau khi thi, hội đồng tuyển sinh của các trường sẽ tiếp tục tiến hành các khâu “hậu kiểm”. Nếu bị phát hiện có gian lận để thi hộ, TS sẽ bị xử lý theo qui chế tuyển sinh và các qui định hiện hành.

Những trường hợp đặc biệt như sai khối thi, trường dự thi nhưng đến ngày làm thủ tục dự thi mới phát hiện ra thì sẽ có biện pháp xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho TS?

- Khỏan 2, Điều 23 của Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy hiện hành đã quy định: Theo đúng lịch thi đã công bố, trong ngày đầu tiên của kỳ thi, Ban Thư ký phân công cán bộ phổ biến quy chế thi, hướng dẫn TS đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi, mã ngành của TS. Những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ tuyển sinh của trường phải ghi xác nhận vào tờ phiếu ĐKDT số 2 và  cập nhật ngay vào máy tính. 

Như vậy, trong ngày làm thủ tục dự thi, trừ những trường hợp bị sai sót hoặc nhầm lẫn được bổ sung, điều chỉnh theo quy định, các trường hợp còn lại không được thay đổi.

Xin cảm ơn ông!

Đừng phí 12 năm đèn sách vì cái điện thoại di động

Mặc dù mùa tuyển sinh năm nào, Bộ GD&ĐT cũng đặc biệt nhấn mạnh quy định, tất cả TS cùng cán bộ tham gia công tác tuyển sinh đều không được mang theo điện thoại di động (ĐTDĐ) vào khu vực thi. Nhưng ở các kỳ thi trước, không ít TS vẫn bị đình

Có trường hợp, TS sau khi làm bài xong, do bất cẩn, chiếc ĐTDĐ từ túi quần rơi ra, mặc dù ĐTDĐ đã tắt nguồn nhưng vẫn bị đình chỉ thi. Rồi trường hợp TS làm xong bài, rút ĐTDĐ ra xem giờ, giám thị phát hiện cũng bị đình chỉ thi... Hoặc những tin nhắn của người nhà vào phút chót khi TS vô tình rút ĐTDĐ ra xem ở khu vực thi cũng ngay lập tức bị đình chỉ.

Uyên Na (thực hiện)  

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: