Hàng ngàn hộ dân ĐBSCL chạy lũ

Cho đến hôm qua – 2/10, An Giang có hơn 12.000 căn nhà, Đồng Tháp có hơn 6.000 căn bị ảnh hưởng bởi lũ cực lớn. Nhiều hộ dân không có chỗ di dời phải tự xoay xở bằng cách sống cặp theo đường lộ. Ở Vĩnh Long, Tiền Giang, hàng trăm ngàn ha cây ăn trái đứng trước nguy cơ mất trắng …

Cho đến hôm qua – 2/10, An Giang có hơn 12.000 căn nhà, Đồng Tháp có hơn 6.000 căn bị ảnh hưởng bởi lũ cực lớn. Nhiều hộ dân không có chỗ di dời phải tự xoay xở bằng cách sống cặp theo đường lộ. Ở Vĩnh Long, Tiền Giang, hàng trăm ngàn ha cây ăn trái đứng trước nguy cơ mất trắng …

Thêm một đê vỡ

Cùng với nguy cơ đe dọa hàng chục ngàn ha lúa vụ 3 của các địa phương 2 tỉnh đầu nguồn lũ An Giang và Đồng Tháp, nước lũ còn tàn phá nặng về khiến hàng chục ngàn nhà dân, vườn tược, thủy sản của người dân bị thiệt hại.

Hôm qua – 2/10, tại tuyến đê bao Bắc Viện, thuộc ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng xảy ra thêm 1 vụ vỡ đê làm thiệt hại khoảng 400 ha lúa và đe dọa 300 ha lúa vụ 3 tại tểu vùng lân cận. Trước đó, tuyến đê bao này đã 3 lần bị vỡ nhưng kịp thời được ứng cứu. Đây là  vụ vỡ đê mới nhất tại tỉnh này, nâng tổng thiệt hại lên 1.100 ha. Ngoài ra các tuyến đê bao ở xã Tân Hộ Cơ, Thông Bình, huyện Tân Hồng cũng đang đứng trước nguy cơ bị vỡ rất cao.

người dân cứu đê vừa bị vỡ tại Châu Phú, An Giang.
người dân cứu đê vừa bị vỡ tại Châu Phú, An Giang.

Theo Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Đồng Tháp, hiện các tuyến đê bao bảo vệ lúa thu đông tại các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự vẫn đang hết sức mong manh, nhiều nơi chỉ cao hơn mực nước lũ chừng 10 cm. Nhiều tuyến đê vẫn hết sức nguy cấp, bị nước lũ gây sạt lở mái, thân đê và rò rỉ. Nước lũ tiếp tục dâng cao gây ngập hơn 6.946 km đường giao thông nông thôn, cuốn trôi 905.936 m3 đất đá, gây hư hỏng 24 cầu - cống.

Bất ngờ tàn phá An Giang

Chết đuối vì cứu xuồng

Khoảng 15h chiều 1/10, ông Trịnh Đức Cư (50 tuổi, trú xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) cùng vợ chèo ghe đi bẻ cây chổi ven sông đoạn ở thôn Cao Bang, xã Phong Hiền. Trong lúc đang bẻ cây chổi, chiếc ghe ông Cư bị bứt dây, trôi ra sông. Ông Cư lao vội xuống dòng nước đang chảy mạnh để cứu ghe nhưng bị vọp bẻ  nên chìm xuống sông, đến hơn 16h chiều cùng ngày lực lượng dân quân xã Phong Hiền mới tìm ra xác.

Trái với những dự báo ban đầu, năm nay ở An Giang mực nước lũ không cao, tuy nhiên dù chuẩn bị đối phó với lũ cao độ, nhưng trước diễn biến rất bất thường của mùa lũ năm nay, mưa nhiều ở thượng nguồn, khiến cho mực nước lũ đã vượt xa dự báo ban đầu. Do vậy, trong những ngày qua, lũ đã tàn phá, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho người dân tỉnh An Giang. 

Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB & TKCN) tỉnh An Giang cho đến ngày 1/10, lũ đã làm chết 4 người, trong đó có 2 trẻ em (ở huyện An Phú 3, huyện Tịnh Biên 1). Diện tích đất bị sạt lở bờ sông trong toàn tỉnh là 13.977m2  ở hầu hết các huyện như Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới và TP. Long Xuyên, trong đó mới phát sinh có 540m2 ở thành phố Long Xuyên bị sạt lở. Tổng số nhà bị ảnh hưởng cần phải di dời là 520 hộ và đã di dời 152 hộ ở thị xã Tân Châu, Châu Phú, TP. Long Xuyên và huyện Phú Tân. Như vậy là trong những ngày tới đây, khi dự báo nước lũ đạt đỉnh cao nhất, số hộ cần được di dời nhà ở cần phải thực hiện khẩn trương. 

Hiện địa phương tập trung gia cố tôn cao đê, đập, chống rò rĩ và sạt lở đê. Toàn tỉnh đã triển khai nhiều lực lượng (Trung đoàn 892, Sư đoàn 330-Quân khu 9, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 2 của Bộ Công an, Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Huyện đội, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, sinh viên đại học An Giang, nông dân...) với hơn 46.173 lượt người tham gia gia cố hơn 396 km đê, đập tạm, cống bọng. Do ảnh hưởng của lũ lớn, hàng trăm km đường giao thông tỉnh lộ, đường nội ô, đường nông thôn đã bị ngập, có 24 điểm trường học với 70 lớp và 2.745 học sinh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Đe dọa đến tính mạng người dân

Mực nước lớn nhất ngày 2/10 các nơi trong tỉnh Đồng Tháp đã vượt mức báo động 3 từ 0,3 - 0,5 m và tiếp tục lên nhanh từ 5 -15 cm mỗi ngày.  Tại nhiều tuyến đê xung yếu trên địa bàn huyện Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Thanh Bình có hàng trăm chiến sĩ bộ đội, công an cùng bà con nông dân túc trực ngày đêm đê bảo vệ đê bao, cứu lúa. Thượng tá Nguyễn Văn Tuấn - Phó Giám thị trại tạm giam -Công an tỉnh Đồng Tháp đang tham gia công tác hộ đê khu vực xã Tân Hộ Cơ cho biết: “Gần một tuần nay đơn vị được điều lên đây cứu đê cùng bà con nông dân. Công việc cứu hộ ngày một căng thẳng hơn do nước lên ngày càng cao, trong khi sức chịu đựng của của đê bao có hạn nên các chiến sĩ phải túc trực suốt ngày đêm để cứu đê”. 

Mực nước lên nhanh đã làm hàng ngàn ngôi nhà bị ngập cần phải di dời khẩn cấp, đường xá cũng bị hư hại nặng. Bà Võ Thị Hương ở ấp Bình Thạnh A, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự đã phải kê nhà lên nhiều lần mà vẫn bị ngập: “Mực nước lên nhanh nên cả gia  đình quyết định dời nhà lên ven Quốc lộ 30 để tránh lũ dữ. Cuộc sống gia đình khó khăn vì không việc làm, nước lên cao không đánh bắt thuỷ sản được”. Bà Trần Thu Quyền – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh - thống kê: “Hiện tại trong địa bàn xã có 128 hộ di dời, 118 hộ cơi lên cao. Nếu mực nước lên cao sẽ có thêm hơn 200 hộ nữa buộc phải di dời lên gò cao hay đường quốc lộ. đồng thời trên địa bàn còn 150 hộ cần phải cứu đói khẩn cấp”.

170 tỷ đồng hỗ trợ 8 tỉnh vùng lũ

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định trích 170 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư năm 2011 hỗ trợ 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đối phó với mưa lũ, củng cố đê bao, bờ bao bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn dân cư.

Số tiền trên được phân bổ như sau: Tỉnh An Giang 60 tỷ đồng; tỉnh Đồng Tháp 25 tỷ đồng; tỉnh Kiên Giang 20 tỷ đồng; tỉnh Tiền Giang 15 tỷ đồng; tỉnh Hậu Giang 15 tỷ đồng; tỉnh Long An 10 tỷ đồng; tỉnh Vĩnh Long 10 tỷ đồng; thành phố Cần Thơ 15 tỷ đồng.

N. Long – T.Trung

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...