“Dở khóc dở cười” dán tem lên rau an toàn

Khi mà người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc phân biệt rau độc và rau sạch, thì con tem bảo đảm của một cơ quan có thẩm quyền dĩ nhiên rất được kỳ vọng. Thế nhưng, giải bài toán này cũng rất đau đầu. Từ những gì đang diễn ra trên thực tế, nhiều người hài hước đặt câu hỏi: Không lẽ tem an toàn mà cứ phát búa xua như giấy lộn, hoặc không lẽ ách rau lại để từ tốn dán tem?.

Việc dán một con tem lên mớ rau, tưởng không có gì phải thành chuyện, thế nhưng triển khai trên thực tế  lại phát sinh nhiều tình huống dở khóc dở cười. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thậm chí đã có một “tổng kết” về vấn đề này.

Đóng gói và dán tem bảo đảm rau an toàn tại Văn Đức
Đóng gói và dán tem bảo đảm rau an toàn tại Văn Đức

Theo “tổng kết” của cơ quan chức năng: tập quán canh tác của người dân đa phần thu hoạch rau lúc chiều muộn nên công việc gắn nhãn bị cập rập; việc gắn nhãn thường tập trung tại đầu bờ các ruộng rau thu hoạch nhưng đội ngũ cán bộ gắn tem lại ít; trong khi,  cách thức gắn tem lại mất nhiều công sức, thời gian (kẹp vào quai túi, dán tem chống vỡ)… Rắc rối là thế, nhưng tem lại chỉ dán vào rau bán buôn, cho nên đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng thì tem đã đi đường tem, rau đi đường rau.

Khi mà người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc phân biệt rau độc và rau sạch, thì con tem bảo đảm của một cơ quan có thẩm quyền dĩ nhiên rất được kỳ vọng. Thế nhưng, giải bài toán này cũng rất đau đầu.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề xuất nghiên cứu thêm về thiết kế tem nhãn để dễ gắn, đảm bảo độ bền của tem. Đặc biệt, nên có lộ trình chuyển giao việc gắn nhãn, trao “quyền và trách nhiệm” cho thương lái và chủ hộ trồng rau. “Nếu việc này giao hết cho cán bộ của HTX thì sẽ gây khó khăn cho lực lượng này”, ông Tiệp nhận định.

Chương trình gắn nhãn rau an toàn nằm trong thỏa thuận hợp tác giữa Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Thỏa thuận này đặt mục tiêu giúp phân định được rau từ cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện, được kiểm soát quá trình sản xuất rau an toàn (RAT) với rau từ cơ sở chưa được chứng nhận đủ điều kiện, chưa được kiểm soát quá trình sản xuất RAT; quảng bá sản phẩm rau từ cơ sở sản xuất RAT đến người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm và đem lại lợi ích cho các cơ sở sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng; truy xuất được nguồn gốc xuất xứ rau… Hiện tại chương trình đã triển khai được 1 năm.

Mô hình thí điểm được triển khai tại xã Văn Đức (Gia Lâm) trên diện tích 250 ha, với tổng số 1.000 hộ tham gia sản xuất rau. Doanh nghiệp liên kết tiêu thụ là Công ty TNHH Hương Cảnh. Quá trình triển khai thí điểm cho thấy: sản lượng rau bán buôn qua các chủ ô tô, xe máy chiếm khoảng 90% sản lượng vùng rau, tương đương 35-40 tấn/ngày, trong đó lượng rau được gắn nhãn nhận diện khoảng 25-30 tấn/ngày (đạt 70-75%).

Sản phẩm rau sau khi gắn nhãn đã được tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh khác. Phần lớn các chủ buôn rau nhận xét, rau gắn nhãn bán thuận lợi, nhanh hơn do người mua yên tâm về chất lượng.

Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết thêm:  sản phẩm RAT gắn nhãn được người tiêu dùng đánh giá cao, thể hiện qua việc giá rau luôn cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường (từ 500-1.000 đồng/kg).

Từ thông tin trên nhãn tem, người tiêu dùng, các nhà hàng, khách sạn, công ty kinh doanh đã liên hệ để đặt hàng mua rau tại HTX Văn Đức. Vị này khẳng định: bước đầu mô hình đã có sự cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo lòng tin cho người tiêu dùng mua được RAT có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng.

Theo kế hoạch, từ năm 2014 trở đi, Chương trình thí điểm kiểm soát theo chuỗi - từ cơ sở sản xuất RAT đến nơi tiêu thụ - sẽ quy định việc gắn nhãn, dán tem nhận diện RAT là yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ công tác quản lý. Nhưng như những gì đang diễn ra trên thực tế, nhiều người hài hước đặt câu hỏi: Không lẽ tem an toàn mà cứ phát búa xua như giấy lộn, hoặc không lẽ ách rau lại để từ tốn dán tem?.

Trường Lưu

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh Thu Hằng)

Mỗi doanh nhân phải luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

(PLVN) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc với Cục Quân y

Đại tướng Phan Văn Giang đến thăm và làm việc với Cục Quân y.
(PLVN) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Dự buổi làm việc có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần và đại diện các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: