Chính phủ nỗ lực “làm mới” quan hệ chính quyền – công dân

Ngày mai (4/12), Hội nghị trực tuyến tổng kết, nhân rộng và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện sẽ được tổ chức. Đây là một nỗ lực của Chính phủ trong việc góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân.

Ngày mai (4/12), Hội nghị trực tuyến tổng kết, nhân rộng và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện sẽ được tổ chức. Đây là một nỗ lực của Chính phủ trong việc góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân.

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Chậm trả kết quả, lãnh đạo phải xin lỗi

Ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Thực hiện đề án này, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại 203 huyện (trên tổng số 699 quận huyện, thị xã, thành phố) đã được xây dựng theo mô hình chuẩn; được áp dụng thống nhất phần mềm điện tử dùng chung tại bộ phận "một cửa" để tra cứu thông tin như thủ tục hành chính, trạng thái hồ sơ...

Các lĩnh vực công việc giải quyết tại bộ phận "một cửa" phổ biến là xây dựng, tài nguyên-môi trường, tư pháp, đăng ký kinh doanh, công thương, nông nghiệp, tư pháp, lao động-thương binh-xã hội, giáo dục-đào tạo… Năm 2011, bộ phận "một cửa" cấp huyện có số giao dịch lớn nhất là huyện Bến Lức ( tỉnh Long An) với gần 113.000 giao dịch còn thấp nhất là huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) với gần 650 giao dịch. 

Hiện chưa có cuộc điều tra, khảo sát độc lập nào đánh giá chất lượng phục vụ và sự hài lòng của công dân, tổ chức đối với bộ phận "một cửa" cấp huyện trước và sau khi triển khai theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, theo khảo sát của Bộ Nội vụ, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để giải quyết công việc.

Tín hiệu tích cực

Tại Đà Nẵng, sau 5 năm triển khai thực hiện đã có những thay đổi rõ rệt, rất đáng ghi nhận. Chẳng hạn, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại 100% đơn vị quận huyện được bố trí rộng rãi với diện tích bình quân từ 120m2 trở lên, đầy đủ các thiết bị công nghệ thông tin và điện tử chuyên dụng; hệ thống tra cứu tình hình giải quyết hồ sơ qua tin nhắn SMS... tạo ra diện mạo mới của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các quận, huyện, đem đến sự thuận tiện cho công dân, tổ chức khi tiếp xúc và giao dịch hành chính.

Đặc biệt, Công an thành phố Đà Nẵng và Cục Thuế đã phối hợp với UBND các quận, huyện bố trí cán bộ làm việc tập trung tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện để thực hiện các thủ tục hành chính về hộ khẩu, chứng minh nhân dân và xác định nghĩa vụ tài chính trên lĩnh vực đất đai; tập trung đầu mối tạo thuận lợi hơn cho người dân và tăng cường việc kiểm soát trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính tại quận, huyện.

Tại Nghệ An, hiện có 22/25 sở, ngành; tất cả 20 huyện, thành phố, thị xã và 456/479 đơn vị cấp xã đang thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang, tính đến nay, tỉnh này có 07/07 đơn vị cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, Bộ phận một cửa được đặt tại UBND cấp huyện, có 5 đơn vị đã bố trí Bộ phận “một cửa” riêng và 2 đơn vị còn lại đang có kế hoạch xây dựng để đưa vào hoạt động theo hướng một cửa hiện đại, có diện tích đúng quy định và được trang bị các thiết bị cần thiết, giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, chính xác đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công việc.

Tuy chưa thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại nhưng UBND tỉnh đang tích cực hoàn chỉnh văn bản triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại 07/07 đơn vị cấp huyện.

Chưa hết khó khăn

Tuy nhiên, phản ánh của nhiều địa phương, cho thấy, thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” còn hạn chế, nhân dân chưa giám sát chặt chẽ được quá trình giải quyết công việc. Một số nơi, chất lượng giải quyết công việc chưa cao, việc trả kết quả giải quyết còn chậm; còn có hiện tượng không tuân thủ quy trình. Trong khi đó, một số chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa thật sự đồng bộ, tính khả thi chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là thủ tục hành chính. Đặc biệt, không ít thủ tục hành chính trong đất đai, xây dựng, hộ tịch … chưa đồng bộ, gây khó khăn không ít cho những người trực tiếp làm tại bộ phận này.

Chính vì vậy, để nhân rộng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại UBND cấp huyện trong thời gian tới, không chỉ cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả mà còn cần có sự hỗ trợ đắc lực từ việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và nhất là việc rà soát để giảm sự chồng chéo, mâu thuẫn của các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực liên quan…

Tính đến tháng 5/2011, đa số các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Trong đó, đối với cấp huyện, có 686 trên tổng số 697 đơn vị đã triển khai thực hiện, đạt tỷ lệ 98,5%. Ở cấp tỉnh, có trên 1.106 trên tổng số 1.252 đơn vị (các sở, ban, ngành) đã triển khai thực hiện, đạt tỷ lệ 88,3%. Hiện Bộ Nội vụ đang tiếp tục lấy ý kiến góp ý cho Đề án hỗ trợ nhân rộng triển khai cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" theo hướng hiện đại hóa tại UBND cấp huyện giai đoạn 2012-2015. 

Lan Phương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: