Các chuyên gia Việt Nam sang giúp Campuchia: Vinh dự đón nhận Huân chương Sao Vàng

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Huân chương Sao Vàng tặng Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Huân chương Sao Vàng tặng Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989.
(PLVN) - Mới đây, lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia giai đoạn 1979-1989 vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng. 40 năm trước, ở bên kia biên giới, những người lính và chuyên gia Việt Nam sang giúp Campuchia không chỉ để lại một phần tuổi trẻ, mà cả một phần thân thể và máu xương.

Khép lại trang lịch sử đen tối của dân tộc Campuchia 

Cách đây 40 năm, trước những tội ác tày trời, vô cùng dã man, tàn ác của Khmer đỏ đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, thể theo lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam giúp đỡ giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Ngày 7/1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Campuchia đã đánh đổ Khmer đỏ, chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20, khép lại trang lịch sử đen tối của dân tộc Campuchia.

Cả đất nước Campuchia từ sau ngày 17/4/1975 đến trước ngày 7/1/1979 chìm trong loạn lạc đẫm máu, khi chính quyền do Pol Pot-Ieng Sary cầm đầu, xóa bỏ tận gốc mọi cơ sở xã hội khi xây dựng “nhà nước mới” không chợ, không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo - một xã hội nông nghiệp không tưởng với mô hình nhà nước kỳ dị cưỡng bức nhân dân từ đô thị về nông thôn, dồn dân vào sâu trong nội địa…

Chúng đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt chủng tàn khốc; mở nhiều đợt thanh trừng tàn bạo những thành phần chống đối, kể cả trong quân đội; gây xáo trộn và mâu thuẫn nội bộ gay gắt. Hàng chục vạn người Campuchia, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên phải tìm cách chạy trốn sang Việt Nam.

Thảm họa diệt chủng ở Campuchia là hiện tượng chưa từng có trong khu vực Đông Nam Á thời hiện đại. Pol Pot - Ieng Sary trong thời gian cầm quyền 3 năm 8 tháng 20 ngày (1975-1979), giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia (tương đương 25% dân số đất nước). 

Tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary còn xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều tội ác theo lối diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam. Chúng khiêu khích và nhiều lần gây xung đột quân sự trên các vùng biên giới Việt Nam, tiến tới việc phát động cuộc chiến tranh đẫm máu sang toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam. Như thảm sát Ba Chúc ở An Giang từ ngày 18/4 đến 30/4/1978 giết hại 3.157 người. 

Kể từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, bè lũ Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người khác, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người; hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, nhà chùa bị đốt phá; hàng nghìn trâu bò bị cướp, giết; hàng nghìn héc-ta lúa màu bị phá hoại, hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới phía Tây Nam bị bỏ hoang; nửa triệu dân sát biên giới phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng để chạy dạt về phía đông, sống chen chúc bên những hố bom B-52 chưa kịp lấp. 

Quân và dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, đồng thời đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và nhân dân Campuchia anh em, cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Phần thưởng cao quý 

Trong 10 năm, từ 1979 đến 1989, đã có gần 3,5 vạn chuyên gia Việt Nam sang giúp Campuchia. Trong Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia có các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều cán bộ cấp cục, vụ ở T.Ư và cấp sở ở địa phương, được cơ cấu trong thành phần: Đoàn chuyên gia T.Ư Đảng (Ban B68); Đoàn chuyên gia Chính phủ (A40); Đoàn chuyên gia Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng (Đoàn 478); Đoàn chuyên gia an ninh (K79); Đoàn chuyên gia TP. Hồ Chí Minh (A50); Đoàn chuyên gia cấp tỉnh của 18 tỉnh, thành phố.

Trong 10 năm gian khổ ấy, cùng với quân tình nguyện, đội ngũ chuyên gia Việt Nam đã không quản ngại hy sinh, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đem hết công sức, trí tuệ, xương máu của mình với tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, giúp đỡ kịp thời, vô tư, chí tình, chí nghĩa, cùng nhân dân Campuchia bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, ngăn chặn không để chế độ diệt chủng quay trở lại.

Ông Vũ Oanh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia cho biết, thực hiện chủ trương về nghĩa vụ quốc tế của Đảng, ngày 16/6/1978, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 20 thành lập Ban Công tác Z T.Ư, lấy bí danh là Ban B - 68 trực thuộc T.Ư Đảng.

Đây là tổ chức đầu tiên của lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia. Trước và trong những ngày Tổng phản công giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, Ban B68-cơ quan tham mưu của Đảng ta đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, sáng tạo, kịp thời và có hiệu quả.

Mới đây, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Văn phòng T.Ư Đảng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng cho lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989.

Trực tiếp trao Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước ta tặng Lực lượng chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, giai đoạn 1979-1989, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, đây là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với công lao to lớn của đội ngũ chuyên gia Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia.

Thường trực Ban Bí thư mong rằng, đội ngũ cựu chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia tiếp tục là cầu nối, đóng góp nhiều hơn nữa cho tình hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia, cho sự phát triển của hai dân tộc. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: