Bức xúc trước phương án cải tạo cầu Long Biên thành "siêu thị"?

 Gần đây, dư luận rất quan tâm đến ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga - kiến trúc sư Việt kiều Pháp về việc cải tạo cầu Long Biên thành Bảo tàng lịch sử cận đại dài nhất thế giới với tổng kinh phí dự trù 4.800 tỷ đồng. Tuy vậy, ngày 19/9/2011, tại cuộc tọa đàm “Quy hoạch cải tạo Cầu Long Biên” (Hà Nội) đã có nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại liệu “tham vọng” này có khả thi hay chỉ là kết quả từ sự “mơ màng” của người quá đỗi yêu cây cầu?

Gần đây, dư luận rất quan tâm đến ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga - kiến trúc sư Việt kiều Pháp về việc cải tạo cầu Long Biên thành Bảo tàng lịch sử cận đại dài nhất thế giới với tổng kinh phí dự trù 4.800 tỷ đồng. Tuy vậy, ngày 19/9/2011, tại cuộc tọa đàm “Quy hoạch cải tạo Cầu Long Biên” (Hà Nội) đã có nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại liệu “tham vọng” này có khả thi hay chỉ là kết quả từ sự “mơ màng” của người quá đỗi yêu cây cầu?

Theo ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga, cầu Long Biên sẽ được cải tạo thành bảo tàng nghệ thuật đương đại, trên cầu được gắn kính trong suốt và trưng bày đầu máy hơi nước để khách tham quan
Theo ý tưởng của KTS.Nguyễn Nga, cầu Long Biên sẽ được cải tạo thành bảo tàng nghệ thuật đương đại, trên cầu được gắn kính trong suốt và trưng bày đầu máy hơi nước để khách tham quan

Đã có 80 triệu Euro cải tạo cầu?

Theo ý tưởng thì “cụ cầu” hơn 100 tuổi sẽ được nâng cao để tàu thuyền đi lại, được nới rộng và được gắn pháo trên những nhịp cũ để giữ lại ký ức một thời hào hùng của lịch sử dân tộc.

Đường ray ở chính giữa sẽ dành riêng cho các hoạt động văn hóa sáng tạo. Những nhịp cầu sẽ được bao phủ bởi những tấm kính trong suốt và một không gian lớn sẽ được dành để triển lãm mô hình tạo hỏa chạy bằng hơi nước, các toa tầu cổ trở thành quán cà phê, nhà hàng. Khu bãi giữa sông Hồng sẽ được đắp cao, xây kè thành công viên tự nhiên với làng nghệ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải... Bên bờ Bắc, về phía Gia Lâm sẽ dựng tháp Sen - bảo tàng nghệ thuật đương đại có hình bông hoa đang hé nở.

Không chỉ vậy, chủ nhân ý tưởng này nuôi tham vọng xây dựng tuyến phố đi bộ xanh mang tên “Đại lộ hòa bình” xuất phát từ Nhà hát Lớn, qua Vườn hoa Lý Thái Tổ tới phố Hàng Ngang, Hàng Đào... đến Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Long Biên. Trên lộ trình này, tháp nước Hàng Đậu sẽ được cải tạo thành bảo tàng, giới thiệu các bộ sư tập cổ vật thể hiện giá trị văn hóa của người Việt, trở thành điểm dừng chân hấp dẫn.

 Bà Nguyễn Nga cho biết, thời gian thực hiện dự án khoảng 10 năm với mức đầu tư ước tính khoảng 4.860 tỷ đồng. Số tiền “khủng” đó khiến rất nhiều người... choáng váng! Để trấn an, bà Nguyễn Nga cho hay: “Chính phủ Pháp sẽ tài trợ 80 triệu euro cho việc cải tạo cầu Long Biên nếu Việt Nam đưa ra một phương án cải tạo hợp lý, nếu có được điều đó thì dự án đã có khoảng gần 50% kinh phí, phần còn lại sẽ huy động xã hội hóa”.

Đừng “siêu thị hóa” cây cầu!

PGS.TS.Lưu Đức Hải - nguyên Cục trưởng Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) nêu chính kiến: “Tôi không tán thành việc lấy tháp nước Hàng Đậu làm bảo tàng cổ vật vì đây vốn là công trình cấp nước. Hơn nữa, đây là một trong hai tháp nước đáng giữ gìn nên cần xem lại phương án nâng cao thêm”.

TS.Phạm Vũ Câu - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ - Tư vấn Trí thức và Doanh nhân và Việt kiều lưu ý: “Dù dự án thế nào vẫn phải đảm bảo chức năng giao thông của cầu Long Biên ở mức độ nhất định, tàu điện bánh hơi, đi bộ...; giữ lại đường tàu hỏa, nhưng vấn đề công năng sử dụng như thế nào hay chỉ có ý nghĩa di tích? Do đó ý tưởng và nội dung của dự án này phải được Bộ Giao thông Vận tải xem xét và chấp nhận sao cho phù hợp với quan điểm của ngành giao thông về phương án kĩ thuật cải tạo cầu Long Biên”.

Ngoài ra, việc tiến hành lắp kính trong suốt ở 2 bên cầu, bên ngoài bày nòng pháo, còn bên trong la liệt quầy hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng, cà phê để phục vụ khách tham quan, rất nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này biến cây cầu chẳng khác nào “đại siêu thị”. Chưa nói tới sự xả rác bừa bãi của một số người rất có thể dòng sông Hồng sẽ phải chịu sự “tra tấn” của rác!

Ai quản lý cây cầu?

Ông Phạm Tuấn Long - Phó ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho hay: “Việc đầu tiên cần phải làm, chúng ta phải xếp hạng được di sản này để có cơ quan quản lý độc lập cho cây cầu Long Biên chứ hiện nay có rất nhiều đơn vị cùng quản lý”.

 Về quản lý thực hiện “Dự án cải tạo cầu Long Biên thành bảo tàng lịch sử cận đại dài nhất thế giới”, có thể phải thành lập Ban quản lý dự án tổng thể và các nhóm quản lý cho mỗi dự án thành phần. Nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan chủ quản, chủ dự án cho các Ban quản lý dự án phối kết hợp với nhau như thế nào và phố hợp với nhà tài trợ, các nhà đầu tư ra sao để rà soát, cập nhật, điều chỉnh? Đơn vị nào được quyết định sẽ chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng công trình dự án khi công trình đi vào khai thác?

 Đơn vị nào có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án tổng thể và các dự án thành phần? Công ty Cầu Rồng do bà Nguyễn Nga làm Tổng Giám đốc có đủ điều kiện để đảm nhận vai trò vừa làm chủ đầu tư, vừa quản lý khai thác công trình dự án này được hay không?

Thùy Dương

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.