Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến đóng góp duy trì hòa bình khu vực

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên thảo luận.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên thảo luận.
(PLO) - “Chúng tôi hoan nghênh tất cả các sáng kiến nếu đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Sáng kiến cần mở, mang tính bao trùm, tôn trọng luật pháp quốc tế”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết tại phiên họp về triển vọng địa – chính trị châu Á trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) đang diễn ra tại Hà Nội.

Mưa lớn trước 100 năm/lần, nay còn 2 năm

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono cho biết ông quan tâm nhất về biến đổi khí hậu, mực nước biển đang ngày càng tăng.

“Ở Nhật Bản đang chứng kiến những cơn bão ngày càng tăng, mưa nhiều hơn. Những cơn mưa lớn trước đây xảy ra 100 năm 1 lần thì giờ đã 2 năm một lần. Vấn đề này hiện không chỉ liên quan đến môi trường mà còn liên quan đến quản lý nguồn nước, an ninh lương thực. Đây là những thách thức mà toàn bộ nhân loại phải đối mặt, do đó chúng ta cần nghiêm túc quan tâm giải quyết vấn đề này”, Bộ trưởng Nhật nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại trước bất cứ nỗ lực đơn phương nào để thay đổi hiện trạng ở châu Á. 

"Tôi nghĩ chúng ta cần thiết lập một trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Bất cứ một sự thách thức, thay đổi nào một cách đơn phương với trật tự này thì cộng đồng quốc tế cần có tiếng nói phản đối”, ông nói. 

Ssự thay đổi trong hệ thống thương mại đa phương cũng là một vấn đề khiến ông lo ngại, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Việt Nam hoan nghênh sáng kiến giúp duy trì hòa bình

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết có 3 điểm ông quan tâm hiện nay. Đó là Cách mạng Công nghiệp 4.0; sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc, chính trị cường quyền, cạnh tranh chiến lược, khiến những quốc gia đều phải thích nghi và cuối cùng là những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thông đang là mối đe dọa, đặc biệt là cạnh tranh, tranh chấp trên biển, an ninh mạng.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích song những nước không tận dụng được các cơ hội đó thì sẽ bị bỏ lại phía sau đồng nghĩa với việc khoảng cách phát triển ngày càng tăng, làm thay đổi bối cảnh địa chính trị, địa kinh tế trong khu vực, đặt ra những thách thức đối với các nước không tận dụng được thời cơ mà Cách mạng 4.0 mang lại.

Các diễn giả tai phiên thảo luận.
Các diễn giả tai phiên thảo luận.

Về các sáng kiến tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, hiện có rất nhiều sáng kiến ở khu vực như sáng kiến Thái Bình Dương mở và tự do, Một vành đai, một con đường, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương… 

“Chúng tôi hoan nghênh tất cả các sáng kiến nếu đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Sáng kiến cần mở, mang tính bao trùm, tôn trọng luật pháp quốc tế”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nhấn mạnh tự do hàng hải là một vấn đề chủ chốt với kinh tế toàn cầu. Nhật Bản đang nỗ lực để tăng cường kết nối giữa khu vực bờ đông Châu Phi với nền kinh tế ASEAN thông qua Thái Bình Dương và bờ phía tây của châu Mỹ. 

“Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ xây dựng trật tự trên biển dựa trên quy tắc, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng có chất lượng cao: dự án cởi mở, công khai, có ý nghĩa kinh tế, lành mạnh về mặt tài chính của quốc gia được hỗ trợ. Bên cạnh đó là chống lại những nguy cơ như cướp biển, khủng bố và tăng cường năng lực các quốc gia trong đảm bảo an ninh trên biển. Định hướng chiến lược dành cho một khu vực Ấn Độ Dương với mong muốn đó là một khu vực mở và tự do. Cần có sự nỗ lực, chung tay của tất cả mọi người trong những vấn đề bảo đảm an ninh biển”, ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Đọc thêm

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.