Vì sao Luật Giáo dục Đại học không điều chỉnh đào tạo chuyên sâu về y tế?

Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đề xuất phương án Bộ chuyên ngành công nhận trình độ bác sỹ chuyên sâu như các ngành đã làm với luật sư, thẩm phán, kiến trúc sư
Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đề xuất phương án Bộ chuyên ngành công nhận trình độ bác sỹ chuyên sâu như các ngành đã làm với luật sư, thẩm phán, kiến trúc sư
(PLO) - Ở nước ta hiện nay, đã có nhiều luật chuyên ngành liên quan quy định về đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp đại học trong từng lĩnh vực như: Luật Luật sư quy định về đào tạo nghề luật sư, Luật Kiểm toán quy định về đào tạo nghề kiểm toán, Luật tổ chức toà án, viện kiểm sát quy định về đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên…Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng đề xuất phương án Bộ chuyên ngành công nhận trình độ chuyên sâu của bác sỹ chứ không đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân. 

Bác sỹ chuyên sâu cũng sẽ được Bộ chuyên ngành công nhận như luật sư, kiến trúc sư?

Ngày mai (15/11), Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và dự kiến ngày 20/11 sẽ thông qua dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.

Một trong những nội dung đang còn có ý kiến khác nhau tại dự án Luật Giáo dục Đại học sửa đổi lần này là quy định về đào tạo  nhân lực cho ngành Y tế.

Theo quy định tại Điều 6, dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Chính phủ sẽ quy định trình độ tương đương đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu đặc thù.

Lên tiếng về dự thảo quy định này, một số ý kiến đại biểu ngành Y tế cho rằng dự thảo Luật đã bỏ qua việc đào tạo chuyên sâu, gồm đào tạo bác sỹ chuyên khoa, chuyên khoa sâu, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I và chuyên khoa II…đối với cán bộ ngành Y tế.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), cho rằng, tại điều 73 về đào tạo y khoa giao cho Chính phủ quy định thì không biết bao giờ Chính phủ mới tập trung họp để triển khai đánh giá vấn đề còn tồn đọng ở các trường đào tạo y khoa.

Trong khi đó, theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì khi sửa Luật GDĐH, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số Dự thảo trước, Ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về việc đào tạo nhân lực cho khối ngành sức khoẻ (bác sĩ, dược sĩ) như Điều 6 (quy định về trình độ đào tạo), Điều 33 (Điều kiện mở ngành), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 38 (Cấp văn bằng chứng chỉ), Điều 45 (liên kết đào tạo)... và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề đó. Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các Đoàn ĐBQH, Ban soạn thảo nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, các trình độ của GDĐH chỉ nên là Cử nhân, ThS, tiến sĩ như hầu hết các nước khác. Nếu quy định trình độ trình độ tương đương giữa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 sẽ là không  minh bạch  và không kiểm soát được chất lượng, trình độ, văn bằng.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng cũng cho biết, để văn bản Luật có tính liền mạch, ổn định, thuận lợi trong quá trình hướng dẫn, triển khai và áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam, không để quá nhiều điều cần phải Chính phủ hướng dẫn, Ban soạn thảo đã  tổng hợp các vấn đề cần quy định riêng trong nội dung sửa Điều 73 và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng chứng chỉ và các quy định khác phù hợp với các chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu. Ngoài Điều 73 quy định tổng hợp về 8 vấn đề cần quy định riêng cho chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu, Dự thảo còn 2 quy định riêng cho lĩnh vực sức khoẻ tại Điều 33 và 45. Về mô hình quản lý, chương trình đào tạo nhân lực y tế tương tự như việc quản lý đào tạo các chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu khác (như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư...).

Các ngành và các nước khác quy định như thế nào?

Ở nước ta hiện nay, đã có nhiều luật chuyên ngành liên quan quy định về đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp đại học trong từng lĩnh vực như: Luật Luật sư quy định về đào tạo nghề luật sư, Luật Kiểm toán quy định về đào tạo nghề kiểm toán, Luật tổ chức toà án, viện kiểm sát quy định về đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên…

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Luật Giáo dục năm  2009 và Luật GDĐH 2012 đã không quy định trình độ tương đương, không quy định về đào tạo chuyên khoa của y tế vì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục và Luật GDĐH.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Luật Hà Nội, đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quản lý, gồm cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Ở hầu hết các nước được tham khảo, đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu, trong đó có đạo tạo nội trú chuyên khoa do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý.

Nghị định 75/2017 của Chính phủ đã quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế: Xây dựng và ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra đối với đào tạo chuyên khoa đặc thù ngành y tế (không bao gồm các trình độ đào tạo của giáo dục đại học).

Như vậy, hệ thống pháp luật và văn bản dưới luật đã phân định rõ từng lĩnh vực và pháp luật điều chỉnh với từng lĩnh vực. Luật GDĐH chỉ nên điều chỉnh những vấn đề thuộc GDĐH. Nếu cần đưa vấn đề đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú vào văn bản Luật thì đề nghị đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (và tương tự là Luật Dược, đối với đào tạo trình độ dược sĩ chuyên khoa, sau khi tốt nghiệp đại học dược). Lần sửa luật này nên tiếp nối điều đó để đảm bảo tính hệ thống.

Về kinh nghiệm quốc tế, theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Luật Hà Nội, đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GDĐT quản lý (…cử nhân, ThS, TS). Đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu, trong đó có đào tạo nội chú chuyên khoa, ở hầu hết các nước được tham khảo, đều do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, việc quy định trình độ đào tạo “tương đương” không chỉ phá vỡ tính hệ thống pháp luật mà bằng cấp của giáo dục đại học còn dễ bị lạm dụng.

Do đó, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đảm bảo tính ổn định, tường minh của hệ thống pháp luật, việc đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân (cử nhân, ThS, TS) sẽ do Bộ GDĐT quản lý. Còn việc Đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.

Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn lực kiều bào tại các địa phương

Đoàn công tác làm việc với tỉnh An Giang.
(PLVN) - Từ ngày 8-11/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác gồm lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao đã đến thăm các tỉnh/TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.