Trăm chuyện của ngành điện đều hướng đến "xóa độc quyền"

Sáng nay (6/6), trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ ý kiến không đồng tình với dự thảo sửa đổi Luật Điện lực khi chưa đưa ra được những điều luật để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là trong câu chuyện chống độc quyền cung cấp điện.  

Sáng nay (6/6), trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ ý kiến không đồng tình với dự thảo sửa đổi Luật Điện lực khi chưa đưa ra được những điều luật để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là trong câu chuyện chống độc quyền cung cấp điện.  
Các đại biểu làm việc tại tổ góp ý về Dự thảo Luật điện Lực sửa đổi
Các đại biểu làm việc tại tổ góp ý về Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi
Người dân luôn chịu thiệt
Vấn đề mấu chốt nhất khiến các đại biểu đặt ra nhu cầu xóa bỏ sự độc quyền của ngành điện chính là chất lượng sử dụng của người dân. 
Nhiều ý kiến cho rằng, sự độc quyền đã tạo ra bất công bằng. Người dân đóng tiền điện chậm thì bị cắt điện, nhưng người bán điện để mất điện gây thiệt hại thì chưa thấy nói chuyện bồi thường.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (đoàn Hà Tĩnh) cho biết, hầu như trong các trường hợp, người tiêu thụ luôn chịu thiệt. Ví dụ người dân chậm nộp tiền điện liền bị nhà cung ứng cắt điện, trong khi đó, việc cung ứng chất lượng kém, cắt điện làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt thì chưa thấy cơ chế bồi thường.
Do đó, theo đại biểu, từ những bất cập trong thực tế, trong dự thảo luật sửa đổi lần này cần quy định rõ hơn, cụ thể hơn và bổ sung những điểm mới để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đại biểu Nguyễn Thị Huyền Trang (Quảng Nam) chỉ rõ, trong hợp đồng mua bán điện, không hề có điều khoản nào yêu cầu nếu cung cấp đủ thì đơn vị bán điện phải chịu trách nhiệm hay bị xử lý. 
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) phản ánh thực tế là khâu thanh toán tiền điện nhiều khi chưa minh bạch, người dân có khi bị trả nhiều hơn số điện tiêu thụ thực tế nhưng khi thắc mắc không được giải thích rõ. 
Chưa có công thức hợp lý cho giá điện. 
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (Tp. Hồ Chí Minh) cũng nhận định: Rất bất hợp lý khi Dự thảo luật đưa ra quá nhiều hạng mục để cấu thành giá bán điện. 
ĐB Nguyễn Lâm Thành, (Lạng Sơn) phân tích: Luật hiện nay quy định giá thành điện có 3 loại giá, 5 loại phí thì luật sửa đổi có tới 6 giá, 2 phí. Về bản chất, giá điện cơ bản chỉ có 3 loại là giá phát điện, bán buôn và bán lẻ. Còn lại, các phần chi phí về hệ thống phân phối, phụ trợ, điều độ, truyền tải là hoàn toàn nằm trong quá trình vận hành kỹ thuật sản xuất của ngành. Vậy mà, ngành điện chuyển tất cả các công đoạn này thành giá, trong khi nếu quy định đây là một loại giá thì sẽ phải có lợi nhuận ở đó. Cứ mỗi khâu lại được tính thêm một mức lợi nhuận thì cuối cùng, giá bán lẻ điện sẽ bị đẩy lên rất cao. Về bản chất kinh tế thì kết cấu đó không hợp lý.
ĐB Trần Văn Minh, Quảng Ninh cũng cho rằng, việc đưa ra loại phí điều tiết điện lực là không hợp lý. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, nhưng lại được biến thành một loại phí cho doanh nghiệp chịu, như vậy là không thuyết phục, trái luật phí và lệ phí. 
Một thực tế mà các đại biểu yêu cầu các nhà soạn thảo luật cần phải nhìn nhận khi xây dựng luật là phần lớn đầu tư của ngành điện có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhiều dự án lớn có nguồn ODA. Ngân sách vừa rồi chi trả cho nước ngoài hàng trăm nghìn tỷ đồng chủ yếu là trả nợ cho ngành điện. Ngay cả chương trình phát triển điện ở Tây Nguyên đang được EVN quảng bá thì tới 80% là ngân sách, EVN chỉ lo 15-20%. Tài sản của EVN hiện có cũng là của ngân sách đầu tư nhiều năm nay. 
“Thế nhưng, với nhiều đặc lợi như vậy, ngành điện lại đang muốn chuyển thành giá thị trường hết, giá tự do hết là chưa hợp lý”, Đại biểu nguyễn lâm Thành (Lạng Sơn) bức xúc.  
Đa số đại biểu đã đề nghị cơ cấu giá điện cần phải cân nhắc lại, EVN phải chịu sự giám sát, thanh tra kiểm tra thường xuyên hơn, làm rõ các yếu tố tăng giá thành có nguyên nhân từ sự điều hành yếu kém của chính EVN.
Cơ chế “cá lớn nuốt cá bé”
Đại biểu Dương Văn Thống (Yên Bái) kể lại một câu chuyện thực tế: “Khi tôi làm bí thư huyện, doanh nghiệp tư nhân làm thủy điện đã than phiền, quá trình đàm phán giá với EVN kéo dài lâu lắm, nhất là việc đấu nối lưới từ nhà máy tới trạm điện. Các doanh nghiệp nhỏ mà không có tiềm lực, không có mối quan hệ ở “bên trên” thì rất khó bán được điện. Đó chính là do cơ chế chính sách không minh bạch. Không có khung giá phát điện và nếu có mà khung càng rộng thì càng chết cho doanh nghiệp yếu thế”.
Đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) nhận định: Khó có thể cạnh tranh lành mạnh, công bằngn trong ngành điện, bởi những nhà máy trên 30MW hoàn toàn là Nhà nước, như TKV, PVN, EVN. Còn doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường phát điện cạnh tranh chỉ là những thủy điện nhỏ, sản lượng rất khiêm tốn so với các các doanh nghiệp độc quyền nhà nước, họ sẽ luôn bị ép để bán giá thấp. 
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành cũng cung cấp thêm thông tin: Vừa qua khi phát điện cạnh tranh thí điểm, các nhà máy thủy điện nhỏ đã bị EVN ép giá mạnh, giảm xuống chỉ còn 600 đồng/kwh, chưa tới một nửa giá bình quân hiện nay.
Hầu hết các đại biểu thống nhất rằng, những thiệt thòi của thủy điện nhỏ hay giá điện không minh bạch nằm ở nguyên nhân EVN còn độc quyền. 
Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) đặt câu hỏi: “Không rõ vì sao ta cứ lấn cấn tách sản xuất và truyền tải ra độc lập?. Hiện nay, chúng ta khuyến khích phát triển các nguồn điện ngoài như thủy điện, phong điện nhưng việc mua điện trở lại của EVN là rất khó khăn. Vì hiện, EVN vẫn đang là người mua duy nhất. Tại sao chúng ta không xóa bỏ cơ chế độc quyền của EVN?”.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Quốc Bình, Hà Nội cho rằng: Chúng ta đã có xã hội hóa phần nguồn điện, phát điện nhưng thực chất mua buôn vào vẫn là độc quyền và bán lẻ ra cũng là độc quyền (EVN là người mua và bán duy nhất). Đã độc quyền thì không thể có sự cạnh tranh, không có định hướng theo thị trường. Nếu muốn điều tiết giá thị trường thì cốt lõi của vấn đề giá là xóa bỏ độc quyền EVN”, đại biểu Bình nhấn mạnh.
Nhật Thanh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: