Tính tới xây dựng cơ chế phản biện để tránh lạm quyền trong đánh giá cán bộ

Tính tới xây dựng cơ chế phản biện để tránh lạm quyền trong đánh giá cán bộ
(PLO) - Song song với việc tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị thì việc xây dựng cơ chế phản biện, khiếu nại được coi là giải pháp mang tính đột phá để đảm bảo tính khách quan, tránh lạm quyền trong công tác đánh giá cán bộ. 

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo trao đổi một số nội dung của Đề án “Hoàn thiện cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của ngành Tư pháp” diễn ra sáng qua (12/6) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phan Chí Hiếu.

Còn thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể

Phát biểu định hướng trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhận định đánh giá cán bộ, công chức được coi là khâu tiền đề quan trọng, là việc làm rất khó, rất nhạy cảm vì ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ. Đồng thời có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ… 

Đánh giá cán bộ là cơ sở để giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạnh, năng lực và hiệu quả công tác cán bộ. Nếu đánh giá đúng, bố trí đúng người, đúng việc sẽ giúp cán bộ phát huy được sở trường, phẩm chất, năng lực của mình. Ngược lại, nếu đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng sai, làm mai một tài năng và động lực phấn đấu phát triển của cán bộ.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản, đề án, quy định, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá cán bộ và đã đạt được một số kết quả cụ thể. Bộ Tư pháp đã thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về đánh giá công chức, viên chức, đồng thời có sự quan tâm thỏa đáng tới công tác này. Nhờ đó, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động, giúp quy trình đánh giá cán bộ có nhiều đổi mới mang tính toàn diện, khách quan, dân chủ, hiệu quả, chất lượng hơn. 

Song, nhìn nhận thẳng thắn, công tác đánh giá cán bộ của Bộ vẫn chưa đi vào thực chất, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ do còn thiếu các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, có thể lượng hóa được. Vì vậy, Thứ trưởng yêu cầu các đại biểu cần tập trung trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp để công tác cán bộ nói chung và công tác đánh giá cán bộ nói riêng được thực hiện xuyên suốt, đa chiều và tiến hành theo những tiêu chí cụ thể. 

Trao quyền đi đôi với kiểm soát

Thay mặt Ban chủ nhiệm Đề án, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Quang Thái đã báo cáo tóm tắt về quá trình thực hiện Đề án và một số nội dung chính của Đề án “Hoàn thiện cơ chế đánh giá công chức, viên chức và người lao động Bộ Tư pháp”. Tiếp đó, Hội thảo đã lắng nghe các ý kiến trao đổi của cộng tác viên về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tham gia thực hiện Đề án và những ý kiến đóng góp của chuyên gia, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Đặng Thanh Sơn và Giám đốc Học viện Tư pháp Đoàn Trung Kiên đều nhận định rằng đánh giá cán bộ là công tác nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng lớn tới tâm lý làm việc của cán bộ. Do đó, cần lấy hiệu quả thực thi công vụ làm tiêu chí cơ bản để đánh giá cán bộ. 

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác đánh giá cán bộ, Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Hữu Huyên cho biết nhiều nước chia công việc theo từng mảng để đánh giá và coi trọng tiêu chí đánh giá về tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh việc trao quyền cho thủ trưởng, một số nước đã sớm xây dựng cơ chế phản biện để công tác đánh giá khách quan, tránh lạm quyền. Bày tỏ đồng tình, nhiều ý kiến khác đề xuất thêm, công tác đánh giá cán bộ cũng cần đảm bảo tính dân chủ và mệnh lệnh trong quản lý hành chính.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề án cần kịp thời cập nhật đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ. Cùng với đó, cần tổng hợp đầy đủ và sâu sắc hơn kinh nghiệm quốc tế và các bộ, ngành, địa phương từ đó đúc rút kinh nghiệm cho Bộ Tư pháp; đánh giá thực trạng để hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là quy định liên quan tới đánh giá cán bộ trong bối cảnh sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Thứ trưởng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc xây dựng khung tiêu chí để các đơn vị có cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan, cụ thể; cơ sở xây dựng khung tiêu chí phải bám sát pháp luật hiện hành; cân nhắc đặc thù từng đơn vị để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp. Việc cho điểm cần dựa trên hiệu quả thực thi nhiệm vụ công vụ, ngoài ra có điểm cộng, điểm trừ, xác định các ngưỡng điểm cụ thể để phân loại hợp lý. Đồng thời, phải tăng cường trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm soát để tránh lạm quyền, tính tới xây dựng cơ chế phản biện trong công tác đánh giá cán bộ để công tác này được thực hiện khách quan.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: