Lật lại hành tung bí ẩn của sát thủ Lê Văn Luyện trước ngày gây án

Chúng tôi nỗ lực tái hiện mạng lưới quan hệ xã hội của Luyện song trước khi gây thảm án, Lê Văn Luyện đã làm gì, ở đâu, quan hệ quen biết với những ai vẫn là một điều bí ẩn...

[links()]

Thích giao du với các đàn anh nổi tiếng nghịch ngợm trong làng, 15 tuổi đầu đã trộm tiền của cha mẹ để tiêu xài, không thi đỗ cấp III, Luyện bỏ nhà xuống Hà Nội khiến phụ huynh phải tất tả đi tìm... Những điều đó khiến dư luận tại địa phương bấy lâu nay mặc nhiên coi Lê Văn Luyện là kẻ “rạch giời, rơi xuống đất”.

Hơn 2 tuần sau ngày xảy ra vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích, chúng tôi tìm đến thôn Sơn Đình (xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) và thấy rằng người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án gây chấn động dư luận này.
 
Quá khứ bất hảo của thiếu niên thôn Sơn Đình

Tại địa phương, Luyện tuy ngổ ngáo bấy lâu nay nhưng sau khi vụ án động trời xảy ra, những người dân thôn Sơn Đình vẫn bất ngờ đến ngã ngửa hay hay tin “sát thủ máu lạnh” mà họ xỉ vả hết lời chính là thiếu niên Lê Văn Luyện.

Theo những người nông dân chân chất nơi đây, Luyện tuy nghịch ngợm nổi tiếng nhưng 3 năm trở lại đây, Luyện bỏ học đi làm xa tít Hà Nội và rất ít khi về nhà nên những ấn tượng của người dân trong xóm là khá mờ nhạt. Đến khi biết Luyện gây ra chuyện tày trời, những kí ức về hắn trong quãng thời gian còn đi học và còn cư trú cố định tại địa phương mới được tái hiện lại trong tâm thức lại những chủ nhân của xóm nhỏ yên bình này: Từ bé, Luyện đã thích giao du với các đàn anh để tham gia các trò chơi nghịch ngợm khiến người lớn bực mình; 15 tuổi đầu, Luyện đã gây “xì căng đan” tại địa phương khi trộm tiền của cha mẹ đem tiêu xài hoang phí; học hết lớp 9, Luyện không thi đỗ cấp III nên bỏ nhà xuống Hà Nội khiến phụ huynh phải bỏ việc tất tả đi tìm...

Bình luận về Lê Văn Luyện, ông N.Đ.V. (người cùng xóm với Luyện) chéo miệng nói: “Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Thằng Luyện được gia đình nuông chiều quá mức nên mới gây ra cơ sự này. Trước đây khi ở nhà, thằng Luyện thuộc dạng chơi bời, thường xuyên tụ tập với đám thanh niên nghịch ngợm trong xóm. Mấy đứa này cũng chẳng đứa nào ra hồn, thỉnh thoảng vẫn đua xe ầm ầm qua đây, chẳng mấy mà hư hỏng cả…”.

"Sát thủ" Lê Văn Luyện.
"Sát thủ" Lê Văn Luyện.

Việc Luyện ăn trộm tiền của cha mẹ được coi là “thành tích bất hảo” khiến người dân Sơn Đình nhớ rõ nhất. Bà N.T.L. (người ở cùng xóm với Luyện) kể lại: “Năm đó, nó (Luyện - PV) vừa học xong cấp II, không thi đỗ vào cấp 3 nên chỉ ở nhà. Một hôm, nó lấy trộm của cha mẹ 4 triệu đồng rồi theo bạn bè bỏ xuống Hà Nội tụ tập chơi bời. Lần đó, bố nó phải nghỉ làm mấy hôm xuống tận Thủ đô để tìm con về. Nói nó quá hư hỏng thì không phải nhưng thực sự nó cũng chẳng phải đứa ngoan ngoãn, hiền lành gì”.

Theo bà L., thời điểm năm 2007, 4 triệu đồng là một số tiền rất lớn đối với người dân vùng này và không ai dám nghĩ rằng một đứa trẻ mới chỉ 15 tuổi dám ăn trộm số tiền lớn như vậy của cha mẹ rồi “cả gan” bỏ nhà đi chơi xa tít tắp.

Tại Trường THCS xã Thanh Lâm nơi Lê Văn Luyện từng theo học, các thầy cô giáo vẫn còn ghi nhớ khá nhiều điều về cậu học trò xuất thân trong gia đình làm nghề mổ lợn này.

Trao đổi với PLVN, thầy Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng cho biết: “Học sinh Lê Văn Luyện có theo học ở trường cách đây 3 năm. Em này không phải là một học sinh gương mẫu. Năm lớp 9, Luyện chỉ đạt học lực trung bình và hạnh kiểm cũng chỉ đạt mức trung bình. Luyện bị đánh giá kém về hạnh kiểm là do học sinh này hay mắc một số lỗi như đi học muộn, nghỉ học, bỏ học mà không hề có lý do”.

Cùng chung ý kiến với thầy Minh, thầy giáo Nguyễn Đức Sơn (giáo viên môn Sinh học ở lớp Luyện) chia sẻ: “Trong lớp, Luyện tỏ ra rất trầm tính và ít nói. Ngày đó qua tìm hiểu tôi được biết ở lớp học, Luyện không có nhiều bạn thân vì trò này thích giao du với các anh lớn chơi bời, nghịch ngợm trong xóm. Học lực của Luyện cũng không chỉ thường thường bậc trung, không có gì nổi bật”.

Hành tung của Luyện trước ngày gây án: Bí ẩn!

Những người hàng xóm của Luyện cho biết, sau khi bỏ học hắn nói xuống Hà Nội làm thợ xây và chỉ thỉnh thoảng mới về nhà. Tuy nhiên, thôn Sơn Đình có hàng trăm người dân cũng xuống Hà Nội làm nghề này mà tuyệt nhiên không ai biết Lê Văn Luyện đi làm ở khu vực nào!?

“Chúng tôi sẽ tự nuôi dưỡng cháu Bích”

Băn khoăn về tình hình sức khỏe và tương lai của cháu Trịnh Thị Ngọc Bích - nạn nhân duy nhất trong gia đình chủ tiệm vàng còn sống sốt, chúng tôi đã tìm đến những người thân của cháu bé để hỏi thăm tình hình.

Trao đổi với PLVN, chị Chung (một người chị dâu của anh Trịnh Thành Ngọc) cho biết: “Cháu Bích đang trong tình trạng phục hồi khá nhanh. Giờ các ngón tay bên cánh tay bị chém của cháu đã bắt đầu cử động được. Sau khi cháu xuất viện, gia đình nội ngoại sẽ thay nhau nuôi dưỡng cháu đến tuổi trưởng thành. Chúng tôi sẽ cố gắng bù đắp tình cảm cho cháu”.

“Đi xây là nghề được nhiều người dân ở Sơn Đình lựa chọn. Thường thì khi có công trình, chúng tôi luôn rủ người quen đi cùng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt và đỡ đần nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, Luyện là một ngoại lệ. Hắn nói đi xây ở Hà Nội nhưng chỉ đi một mình mà không đi cùng bất cứ người quen nào và chúng tôi không ai biết hắn làm việc ở khu vực nào, công trình nào” - một người dân Sơn Đình nói.

Trao đổi với PLVN, Trưởng Công an xã Thanh Lâm cho biết: “Sau khi bắt được hung thủ Lê Văn Luyện, Công an xã Thanh Lâm đã cùng Công an huyện Lục Nam triệu tập một số bạn bè cũng đi làm thợ xây như Luyện để phục vụ công tác điều tra. Những người này làm việc tại nhiều khu vực như Hà Nội, Thái Nguyên... nhưng tuyệt nhiên không một ai biết tin tức gì về công việc của Luyện”.
Quyết tâm đi tìm lời giải cho câu hỏi: Luyện làm gì, ở đâu mà vắng nhà biền biệt như vậy, chúng tôi đã tìm đến nhà bà Lê Thị Chung (cô của Luyện, người được cho là cùng đi làm với hắn tại Hà Nội). Sau rất nhiều câu trả lời thoái thác, bà Chung nói như quát phóng viên: “Nó làm việc cho một công trường Nhà nước ở khu vực Mỹ Đình đấy, công trường đấy tên là Gi-Tếch. Muốn biết thì xuống đấy mà tìm!”. Để chắc chắn về tên gọi của địa danh này, chúng tôi hỏi lại bà Chung thì nhận được... câu trả lời khác: “Đó là công trường “Đê-Tếch”???.

Đêm “công trường Gi-Tếch, Đê-Tếch” đi tham khảo một vài chủ thầu xây dựng khá lớn ở khu vực Mỹ Đình, phóng viên được trả lời: “Tại khu vực này không hề có công trường nào có tên như vậy hoặc gần giống như vậy”. Nỗ lực tái hiện mạng lưới quan hệ xã hội của Luyện trong mảng công ăn việc làm đành dừng lại ở đây. Như vậy, trước khi gây thảm án, Lê Văn Luyện đã làm gì, ở đâu, quan hệ quen biết với những ai vẫn là một điều bí ẩn.

Về chi tiết Lê Văn Luyện mượn xe máy của chú ruột rồi mang đi cầm cố, bà Chung cho hay: “Nó chỉ bảo mượn đi có việc còn làm việc gì thì không nói. Mãi về sau chúng tôi mới biết là nó mang đi cầm cố lấy tiền, nhưng người nhà cũng không biết nó cần tiền để dùng vào việc gì. Sau khi vụ án xảy ra vài ngày, chiếc xe này đã được bố Luyện mang đến trả”.

Nhóm PVĐT (còn nữa)

Mang tiếng vì Lê Văn Luyện

Sau khi Lê Văn Luyện bị đưa ra ánh sáng pháp luật, người dân thôn Sơn Đình, xã Thanh Lâm đang phải gánh chịu vô số lời chỉ trích, đàm tiếu của dư luận quanh vùng.

Bà N.T.L. (ở cùng xóm với Luyện) bức xúc nói: “Chúng tôi mang tai mang tiếng vì nó (tức Luyện - PV). Giờ đi ra ngoài đường, không ít người ghét ra mặt người thôn Sơn Đình hoặc ít ra là lảng đi, không tiếp xúc nữa. Con em chúng tôi đi học xa nhà, có đứa nhẹ thì bị bạn trêu “đồng hương với Luyện”, nặng thì bì bị xa lánh. Thiên hạ có người căm phẫn quá còn chửi đổng: “Thấy đứa nào dân Sơn Đình thì chém chết hết chứ để làm gì”...”.

Cũng theo bà L., dưới Luyện còn hai người em, trong đó cậu thứ hai năm nay học lớp 11. Từ hôm Luyện bị bắt, cậu học trò này không dám đi học nữa và cũng không còn ở nhà.

“Lại còn sau này nữa, ai dám yêu và lấy anh em nhà đó? Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa bao giờ thấy chưa thấy hành động nào dã man đến vậy. Thằng đấy (tức Luyện - PV) có chết chưa chắc đã đền hết tội. Người chết đã đành, giờ người sống cũng bị nó ám hại. Mấy đứa trẻ con mất dạy trong xã trước hay chửi nhau kèm tên bố mẹ, giờ kèm tên Luyện vào để trêu nhau: Dũng “Luyện”, Tuân “Luyện”...” - bà L. trút bầu tâm sự.

Các diễn biến mới nhất của vụ án

Hôm qua - 7/9, có thêm 5 người thân của Lê Văn Luyện đã bị khởi tố bị can về các tội “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”.

Những người bị cáo buộc che giấu tội phạm gồm có: 1.Lê Thị Định (cô ruột Luyện, 29 tuổi, ở thôn Nà Tồng, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ); 2. Lê Văn Miên (bố đẻ Luyện, 42 tuổi); 3. Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện, đều ở xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).

Bị cáo buộc không tố giác tội phạm gồm có: 1. Dương Thị Lược (mẹ đẻ của Trương Thanh Hồng, 48 tuổi, là người đã khâu vết thương cho Luyện tại Trạm y tế xã); 2. Trương Văn Hợp (bố đẻ Hồng, 47 tuổi).

Mẹ đẻ của Luyện là bà Trương Thị Thơm đã được trả tự do vì cơ quan công an nhận định chưa có đủ căn cứ xử lý hình sự về hành vi không tố giác tội phạm.

Luật sư Nguyễn Bá Ngọc - Giám đốc Công ty Luật TNHH một thành viên số 1 tỉnh Bắc Giang được chỉ định bào chữa cho đối tượng Lê Văn Luyện.

Luật sư Phạm Văn Cương - Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên T.H gửi công văn đến các cơ quan chức năng, gia đình bị hại xin được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cháu Trịnh Thị Ngọc Bích.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.