Lá cờ nửa xanh nửa đỏ và cuộc Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ với các chiến sĩ Quân giải phóng. (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ với các chiến sĩ Quân giải phóng. (Ảnh tư liệu)
(PLO) - Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, người dân lại nhìn thấy trước trụ sở Sở Văn hóa Thể thao TP HCM trên đường Đồng Khởi hình ảnh trang trọng của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược của đế quốc Mỹ.

Nơi đặt hình ảnh của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, cách đây 68 năm là bót Catinat khét tiếng của thực dân Pháp, chính là nơi Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng phái đoàn đại biểu các giới Sài Gòn – Chợ Lớn giương cao ngọn cờ chống sự can thiệp của Mỹ, đã bị địch giam cầm. 

Sau thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, Mỹ rắp tâm phá hoại Hiệp định Genève 1954 và tiến hành xâm lược miền Nam, dựng lên chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm. Mỹ – Diệm ra luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam gây tội ác tày trời: từ năm 1954 đến 1959, chúng đã giết hại hơn 90.000 người yêu nước, giam cầm hơn 800.000 người dân vô tội.

Tức nước vỡ bờ, phong trào Đồng Khởi đã lan rộng khắp miền Nam, đã tác động trực tiếp đến nội bộ thế lực cầm quyền Sài Gòn. Trước yêu cầu bức xúc của phong trào cách mạng ở miền Nam, ngày 20/12/1960 MTDTGPMN ra đời. Và đến tháng 2/1964, tại Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Đại hội Mặt trận lần thứ nhất chính thức bầu luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch UBTƯ MTDTGPMNVN.

Sự kiện lịch sử này có tiếng vang trong nước và thế giới. Nội bộ địch ngày càng rối ren mà đỉnh cao là cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm; cùng lúc đó lực lượng vũ trang giải phóng tổ chức nhiều trận đánh lớn, diệt nhiều lực lượng địch ở Bình Giã, Bầu Bàng, Ba Gia...  

Ngày 15/8/1967 MTDTGP đã tổ chức Đại hội bất thường và thông qua Cương lĩnh Chính trị gồm 4 chương trình lớn: 1) Đoàn kết toàn dân chống Mỹ. 2) Xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh. 3) Lập lại quan hệ bình thường giữa 2 miền Nam Bắc tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. 4) Thi hành chính sách ngoại giao hòa bình trung lập.

Cương lĩnh chính trị được các tầng lớp nhân dân đón nhận với niềm phấn khởi lớn vì nó đáp ứng nguyện vọng của các lực lượng yêu nước, các đảng phái chính trị, các dân tộc, các tôn giáo. Cương lĩnh chính trị còn được sự đồng tình rộng rãi từ các tổ chức tiến bộ trên thế giới, các nước trong phong trào không liên kết. Thực chất, Đại hội bất thường của MTDTGP là nhằm chuẩn bị cho Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Ngày 6/9/1967, Hồ Chủ tịch gởi thư Luật sư Nguyễn Hữu Thọ: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Bản cương lĩnh chính trị của Mặt trận là ngọn cờ để cùng nhau chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn với anh em, bè bạn ta trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, đang ra sức ủng hộ chúng ta”.

Vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 Bác Hồ gửi lời chúc Tết với thông điệp ý nghĩa: “Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”. Đồng bào và chiến sĩ ở miền Nam cùng đồng bào ruột thịt miền Bắc khắc ghi lời Bác với niềm tin, ý chí quyết chiến, quyết thắng vì “không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đêm 30 rạng 31/1/1968 (Tết Mậu Thân) quân và dân miền Nam đã đồng loạt tiến công hàng trăm tỉnh, thành, quận lỵ, chi khu và ngay cả Sài Gòn là đầu não chỉ huy chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân đẩy quân thù vào tình thế không lối thoát. Thắng lợi quan trọng này của MTDTGPMNVN là thắng lợi cả về quân sự, chính trị lẫn ngoại giao mà tiếng vang làm rung chuyển Nhà trắng. Đây là đòn đánh mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ. Lại thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ buộc phải chấm dứt việc ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi lại thương lượng để tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến với sự có mặt của MTDTGPMNVN là một trong 4 bên thương lượng, một thực thể mà trước đây địch cố tình không thừa nhận.

Một thắng lợi về chính trị khác nữa là ngày 20/4/1968, đại diện các nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc, sinh viên, chức sắc, các tôn giáo, công chức, sĩ quan ly khai chính quyền Sài Gòn đã tiến hành Đại hội thành lập Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và hòa bình Việt Nam do luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch. Sự ra đời của Liên minh đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ ở miền Nam.

Tháng 4/1969, khi vừa nhậm chức, Tổng thống Mỹ Nixon thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với tham vọng vừa rút được quân Mỹ về nước, vừa tăng cường quân Sài Gòn để thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Trên đà phát triển của cách mạng ở miền Nam, MTDTGPMNVN, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam cùng các lực lượng yêu nước khác đã tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân và bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, bầu ra Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời (có chức năng là Hội đồng Nhà nước) do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch và Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch. Điều đó xác lập thực tế ở miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát. 

Ngày 3/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần khiến đồng bào và chiến sĩ cả nước bàng hoàng xúc động. Nhưng nhân dân miền Nam biến đau thương thành sức mạnh, quyết thắng kẻ thù. Theo lời kêu gọi của Bác Hồ “Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”, ở miền Nam sau khi gây tổn thất lớn cho Mỹ và quân đội Sài Gòn trong Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam tiếp tục giáng cho chúng những đòn chí tử từ năm 1969 đến năm 1972  ở chiến trường Trị Thiên, Đông Nam bộ, Tây Nguyên.

Ở miền Bắc, âm mưu biến Hà Nội trở về “thời kỳ đồ đá” với pháo đài bay B.52 của Mỹ đã thất bại thảm hại trước ý chí quật cường của quân và dân miền Bắc ruột thịt. Ngày 15/9/1973 Mỹ buộc phải tuyên bố ngưng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc. Và ngày 27/1/1973 bộ trưởng ngoại giao 4 bên đã ký chính thức Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Trên đà thắng lợi, với chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975, lá cờ nửa xanh nửa đỏ của Mặt trận được cắm trên Dinh Tổng thống Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai. Ý nguyện của Bác Hồ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” đã được thực hiện. Non sông thu về một mối, đất nước được thống nhất. 

Tại Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, luật sư Nguyễn Hữu Thọ khẳng định: “Đại thắng mùa xuân 1975, biểu hiện rực rỡ nhất của đường lối sáng tạo và sự lãnh đạo thiên tài của Đảng, của lòng trung dũng và khí phách anh hùng tuyệt vời của Quân đội nhân dân Việt Nam bách chiến bách thắng, của lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dũng cảm vô song của nhân dân cả nước cũng tức là sự hoàn thành trọn vẹn và triệt để Cương lĩnh của MTDTGPMVN. “MTDTGPMNVN quả là một giai đoạn hợp thành lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Cuối năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ôn lại và đánh giá cao vai trò của MTDTGPMNVN do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu: “Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 30 năm ở miền Nam, MTDTGPMNVN ra đời năm 1960, lúc đó chưa có Đảng nhân dân cách mạng miền Nam. Do vậy, MTDTGPMNVN là tổ chức tập họp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, hình thành Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam để đoàn kết toàn dân tộc đánh thắng giặc Mỹ”.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lúc sinh thời có sự đánh giá sâu sắc: “MTDTGPMNVN, con đẻ của Phong trào Đồng Khởi năm 1959, mãi mãi sống trong kho tàng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Có nhìn và đánh giá đúng quá khứ của mình, một dân tộc mới đủ bản lĩnh đi vào tương lai; trân trọng quá khứ chính là trân trọng sự thật, nó vừa thuộc phạm trù rút kinh nghiệm vừa thuộc phạm trù luân lý. Năm tháng đã đi qua, song những gì nhân dân miền Nam “đi trước về sau” được nhân dân cả nước trực tiếp kề vai sát cánh, những cống hiến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới ngọn cờ Mặt trận Giải phóng ấy mãi mãi có chỗ đứng trang trọng trong lịch sử”. 

Kỷ niệm 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cũng là dịp để thế hệ hôm nay tiếp tục đúc rút bài học lịch sử cách mạng quý báu của dân tộc ta, ghi nhớ mãi trong trái tim mình lá cờ MTDTGP nửa đỏ nửa xanh. Nửa xanh nói lên sự hy sinh của hàng chục triệu đồng bào, tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước để giành lấy cờ đỏ sao vàng – niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.