Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân: Khẳng định sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Ảnh tư liệu (nguồn internet)
Ảnh tư liệu (nguồn internet)
(PLO) - Nhân kỉ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, hôm qua (28/1), Bộ Tư lệnh TP HCM cùng Ban Tuyên giáo thành phố đã tổ chức Hội thảo khoa học “Lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Dự Hội thảo có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP; các nhà khoa học; các lão thành cách mạng; các nhân chứng, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; các chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định… 

Các tham luận của các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố, Quân khu 7, các vị lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử, nhà nghiên cứu đã khẳng định rõ vai trò của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân. 

Mỗi tham luận phân tích một khía cạnh nhưng đều đi đến tận cùng của vấn đề để làm bật lên tầm vóc, ý nghĩa to lớn của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định, xứng đáng với chữ vàng được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam phong tặng: “Đoàn kết một lòng - Mưu trí vô song - Dũng cảm tuyệt vời - Trung kiên bất khuất”. 

Phát biểu tại Hội thảo, Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP HCM khẳng định, làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, toàn quân, toàn dân ta, trong đó có lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc phục muôn vàn khó khăn, phát huy mạnh mẽ tư tưởng tiến công, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung đã để lại cho dân tộc ta những bài học lịch sử vô giá. Hội thảo sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo sự thống nhất trong ý chí và hành động phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 

Tham luận tại Hội thảo, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM đã nhấn mạnh, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là thắng lợi của sức mạnh lòng dân, với lòng yêu nước nồng nàn, sự quả cảm, anh dũng, trí thông minh của quân và dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; sự kế thừa và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta lên tầm cao mới; đó là truyền thống đánh giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 

Bài tham luận cũng khẳng định: “Biệt động Sài Gòn — Gia Định là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang thành phố, ra đời như một tất yếu của cuộc chiến tranh Nhân dân, là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội ta, hoạt động chiến đấu giữa sào huyệt, trung tâm đầu não của địch, lập nên những chiến công vang dội, làm chấn động trong nước và thế giới”.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.