"Sốc" khi "mổ xẻ" "đặc sản chết người" hút dân nhậu

“Những thứ như chân, đầu, cổ, cánh gà, phủ tạng gia súc ở những nước tiên tiến không ăn, dùng làm phân bón hữu cơ hoặc đem tiêu huỷ. Vậy mà khi nhập lậu về Việt Nam, được coi là thực phẩm với cái tên rất kêu: chân gà nướng, nầm bò, nầm dê nướng…”.

“Dân nhậu Việt đang tiêu thụ giúp “rác” cho thế giới”, Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam nhận xét.
Chúng ta đang “nhậu” hoá chất
Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguồn gốc vú dê, nầm bò, chân gà, óc heo…được chế biến ở quán nhậu từ đâu ra mà dồi dào thế? Để cung ứng đủ số nguyên liệu đó, mỗi ngày phải thịt bao nhiêu con heo, bao nhiêu con bò, con dê? Bác sĩ Ký cho rằng chủ yếu số thực phẩm trên được nhập lậu.
Ở các nước tiên tiến, chân, đầu, cổ, cánh gà không được sử dụng vì không có giá trị về dinh dưỡng. Còn phủ tạng gia súc như tim, gan, lòng, mề rất dễ bị ô nhiễm, dính phân heo, phân gà…gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc nên họ càng không ăn. 
Nầm bò, nầm dê là đặc sản quán nhậu vỉa hè.
Nầm bò, nầm dê là đặc sản quán nhậu vỉa hè.

Trước đây, Việt Nam còn cho nhập khẩu nội tạng động vật nhưng bây giờ đã cấm. Bởi vậy, các gian thương tìm mọi cách đưa những thực phẩm nói trên trái phép qua biên giới Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Việc ăn những phủ tạng không rõ nguồn gốc nói trên vô cùng nguy hiểm.
“Ví dụ như, chân gà khi còn ở trạng thái tươi tốt bản thân nó cũng chẳng có chất dinh dưỡng gì, huống hồ lúc ôi thiu, nổi nấm mốc. Món chân gà nướng ở quán nhậu chúng ta ăn chỉ là phần da, gân và xương của con gà. Những mùi vị hoàn toàn do hoá chất và phụ gia tẩm ướp. Hay nói cách khác là chúng ta ăn hoá chất” - bác sĩ Ký nói.
Theo bác sĩ Ký, tang vật thu được từ các vụ bắt giữ nội tạng thối vừa qua, chỉ có một cách duy nhất là mang đi tiêu hủy vì nó vô cùng độc hại…   
Mua hoá chất tẩy thịt dễ như mua rau
Theo bác sĩ Trần Văn Ký, các loại thực phẩm là thịt ôi thối được chia làm hai loại. Một loại chỉ bị thiu bên ngoài, loại còn lại đã bị thiu thối hoàn toàn.
Với thịt mới bị ôi thiu bên ngoài sẽ được các gian thương mua về, rửa sạch, dùng hoá chất để tẩy rửa.
Bản thân người bán hoá chất và người mua hoá chất cũng chẳng biết đó là gì, công thức ra sao. Họ chỉ biết chung chung đây là chất tẩy trắng thịt, tẩy xong thịt tươi như mới, ăn không chết!
Bị rửa qua nên thịt thối ngấm hoá chất nhưng không nhiều tới mức gây ngộ độc ngay. Những hoá chất này sau mỗi lần ăn nhậu tích tụ dần trong cơ thể dân nhậu, tới lúc đủ sẽ tàn phá cơ quan phủ tạng. Đặc biệt là các kim loại nặng có trong hoá chất sẽ tồn lưu, di chuyển, lắng đọng lại ở những cơ quan đại thể của người ăn phải.
Chúng lưu lại ở bộ phận nào sẽ phá huỷ bộ phận đó. Ví dụ ở gan sẽ phá huỷ tế bào gan, làm men gan tăng, gây xơ gan, khiến bệnh nhân tử vong. Đó là chưa kể những thực phẩm đó còn có nấm mốc, dù tẩy rửa, nướng lên cũng không hết. Nấm mốc sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin, gây bệnh ung thư.
Từ đó, bác sĩ Ký khuyên người dân hãy có văn hoá ăn uống lành mạnh, chỉ ăn những thứ tươi, mới…
Ngoài ra, người dân nên lựa những quán ăn sạch sẽ, tránh ăn quán vỉa hè hay quán nhậu không đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quan trọng nữa là cố gắng ăn ít, không nên ăn nhiều, thường xuyên thay đổi khẩu vị, bởi những vị vừa miệng tại quán nhậu là do hoá chất tạo ra.
“Do tính chất thời gian, kinh tế, các quán nhậu không thể đầu tư chế biến thức ăn như ở gia đình được. Làm như vậy họ sẽ lỗ vốn. Còn dân nhậu Việt Nam lại chẳng mấy quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng mà chỉ cốt sao cho rẻ và vừa miệng”, bác sĩ Ký nhận định.

Từ đầu tháng 3 tới nay, khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM tiếp nhận khoảng 20 ca liên quan tới ăn uống không hợp vệ sinh.

Các bệnh nhân này nhập viện trong trạng thái đau bụng, ói, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần. Có trường hợp nặng bị choáng, chóng mặt; trầm trọng hơn là tụt huyết áp. Những bệnh nhân này được chẩn đoán bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng tiêu hoá, tiêu chảy nhiễm trùng.

Điển hình chỉ trong ngày 1/3, tại khoa Cấp cứu tiếp nhận tới 4 bệnh nhân như kể trên.

Theo bác sĩ Trương Thế Hiệp, Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi ăn phải thực phẩm kém vệ sinh từ 30 phút tới 1 tiếng bệnh nhân sẽ có các triệu chứng bất thường. Nếu nhập viện chậm, bệnh nhân có khả năng không hồi phục, nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ Hiệp khuyên người dân khi ăn phải thực phẩm kém vệ sinh, bị tiêu chảy không được tự ý uống thuốc cầm đi tiêu mà phải tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Đặc biệt, người dân cần chú ý nguồn gốc thực phẩm trước khi ăn để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Theo VietnamNet

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.