“Mai táng” tính gia trưởng

Khi không khí Tết Nguyên đán vẫn còn diễn ra rất tươi vui, phụ nữ nhiều nước Châu Á tích cực hưởng ứng phong trào “One Billion Rising” (1 tỷ người trỗi dậy) để đòi đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ.

Khi không khí Tết Nguyên đán vẫn còn diễn ra rất tươi vui, phụ nữ nhiều nước Châu Á tích cực hưởng ứng phong trào “One Billion Rising” (1 tỷ người trỗi dậy) để đòi đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ.

Hình minh họa
Hình minh họa

Các hoạt động tập thể đã được lên kế hoạch tổ chức tại khoảng 200 quốc gia trong khuôn khổ ngày hoạt động của chiến dịch, nhằm kêu gọi 1 tỷ người trên thế giới đứng lên chống lại bạo lực và bênh vực 1 tỷ phụ nữ, tức 1/3 phụ nữ thế giới, những người sẽ bị hiếp dâm hoặc đánh đập trong đời họ.

Tại Ấn Độ, đất nước đang được cả thế giới chú ý vì các vụ hiếp dâm phụ nữ tàn bạo và dày đặc, những người tham gia “One Billion Rising” ở thành phố Gurgaon, gần thủ đô đã tiến hành một "nghi thức mai táng" tính gia trưởng và sự thù ghét phụ nữ.

Nhân nói về tính gia trưởng – một trong những nguyên nhân chính của nạn bạo hành đối với phụ nữ - ở Việt Nam, các cán bộ làm công tác gia đình và các nhà hoạt động vì sự bình quyền của phụ nữ từ lâu đã nhận thấy điều này.

Bằng chứng là sự ra đời của rất nhiều các câu lạc bộ không đánh vợ, câu lạc bộ đàn ông đích thực tại Ninh Bình, Hòa Bình, Hải Dương… Tâm sự của Anh Bùi Đức Lâm, ở thị trấn Mường Khến, Tân Lạc, Hòa Bình đã minh chứng được hiệu quả của việc đi đúng hướng trong việc phòng chống bạo lực với nữ giới:  “Người đàn ông Mường quê tôi từ trước vẫn quan niệm đã là chồng thì phải có quyền uy với vợ con, gia đình. Nhiều người không cho phép vợ cãi lại “vì tao là chồng mày”.

Khi tham gia câu lạc bộ, anh em được tiếp cận nhiều sách báo, tờ rơi và tham dự các buổi sinh hoạt truyền thông về giới, đến nay chúng tôi đã hiểu rằng vợ là vợ mình đấy, nhưng mình không có quyền sử dụng bạo lực, bởi như thế là vi phạm pháp luật và không phải cách thể hiện uy lực của đàn ông”.

Thế nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ. Trong công cuộc đấu tranh chống bạo lực giới ở Việt Nam, những nỗ lực tuyên truyền về bình đẳng giới còn cần thiết phải đến với cả trẻ em trai, trong môi trường giáo dục gia đình và nhà trường.

Bởi, nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thành Long và Vũ Thị Thanh Nhàn - chuyên gia tư vấn của tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha (PyD) “Về thái độ của trẻ em trai và trẻ em gái đối với giới, nam tính và bạo lực giới tại bốn tỉnh của Việt Nam” cho thấy, khi bàn về phẩm chất và hành vi được trông đợi đối với nam giới, học sinh vẫn ủng hộ các khuôn mẫu đàn ông như những người quyết đoán, cứng rắn, mạnh mẽ và thậm chí vũ lực.

Khi đặt ra tình huống không hài lòng với người yêu, có nhiều học sinh cho biết có thể sử dụng bạo lực. Nguồn gốc của kiểu tư duy này xuất phát từ chính hình ảnh của người cha trong gia đình, môi trường tại trường học và trên phương tiện thông tin đại chúng.

Chính vì vậy nên sự kêu gọi, tuyên truyền để các các gia đình, các bậc cha mẹ chú trọng đến việc trẻ em sẽ bị tác động từ những hành vi bạo lực trong gia đình là rất quan trọng.  Nỗ lực giảm tình trạng bất bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cần thiết phải bắt đầu từ chính gia đình và nhà trường.

Thực tế đã cho thấy, những nam sinh từng thấy cha mình làm việc nhà hoặc chăm sóc con cái, từng nói chuyện với cha mẹ về tình dục và giới tính, từng tham dự vào các buổi truyền thông về các vấn đề liên quan đến bạo lực có thái độ đối xử bình đẳng hơn với bạn khác phái. Ngược lại những học sinh nam bị ngược đãi thời thơ ấu có thái độ ít bình đẳng với người khác giới hơn.

Vân An

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.