Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ: 'Cứu bệnh nhân trước, chi phí điều trị tính sau'

Với tinh thần trách nhiệm, tận tâm phục vụ đặt mạng sống bệnh nhân lên hàng đầu, tập trung cao độ cùng với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ y, bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ đã cứu bà C. về từ “cửa tử”
Với tinh thần trách nhiệm, tận tâm phục vụ đặt mạng sống bệnh nhân lên hàng đầu, tập trung cao độ cùng với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ y, bác sĩ BV Đa khoa TP Cần Thơ đã cứu bà C. về từ “cửa tử”
(PLO) - Đứng trước hoàn cảnh bệnh tình nguy cấp nhưng không có tiền chạy chữa của bệnh nhân, lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ) đã trực tiếp xin ý kiến của Ban Giám đốc BV và nhận được cái gật đầu đầy tính nhân văn, trách nhiệm: “Cứu bệnh nhân trước, chi phí điều trị tính sau”.

Không tiền vẫn một lòng cứu chữa

Đó là trường hợp của cụ bà Phạm Thị C. (71 tuổi, ở huyện Thới Lai). Bà bị đau ngực dữ dội, khó thở nên người nhà đưa đến BV trong tình trạng lơ mơ, huyết áp không đo được. Được biết, gia cảnh của bà C. vô cùng khó khăn, thuộc gia đình neo đơn, không có con cái. Đi cùng bà vào viện chỉ có 2 người cháu gọi bằng cô.

Khi bác sĩ thông báo cần can thiệp cấp cứu gấp và tiền viện phí rất lớn, 2 đứa cháu của bà C. như chết lặng vì tiền tạm ứng còn không đủ thì lấy đâu mà lo tiền chạy chữa, đóng viện phí. Lúc này, hai hàng nước mắt của chị Phạm Thị Phượng (cháu bà C.) cứ rơi và trong lòng như uất nghẹn không nói nên lời.

Trong đầu chị mọi thứ như bế tắc, một màu đen ảm đạm vây quanh và chị có ý định buông xuôi theo số phận. “Lúc đó, trong túi của 2 chị em tôi chỉ có chưa đầy 200 ngàn. Thấy cô mình đau đến bất tỉnh tôi cũng không biết phải làm gì tiếp theo”, chị Phượng tâm sự.

Nói về gia cảnh của bà C. thì lại càng đáng thương hơn. Ở cái tuổi ngoài “thất thập” nhưng hàng ngày vẫn đi nấu cơm mướn cho một doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Trà Nóc. Hiện, bà đang sống cùng người em gái (tuổi cũng đã quá 60).

Tuổi già, sức yếu, không chồng không con làm cho hoàn cảnh vốn cực nhọc càng thêm khó khăn. Đặc biệt, việc chăm sóc sức khỏe tuổi già gần như bị lãng quên. Mãi cho đến khi cơn đau tim bắt đầu bộc phát và tiến triển nặng dần, bà mới chịu đi đến BV khám. Đây là lần nhập viện đầu tiên trong đời bà cụ.

Cứ nghĩ mọi thứ như chấm hết, nhưng các bác sĩ đã động viên người thân “còn nước còn tát”, nỗ lực cứu sống bệnh nhân dù hy vọng có mong manh.  Không cầm lòng được trước hoàn cảnh của bà, lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã trực tiếp xin ý kiến của Ban Giám đốc và nhận được cái gật đầu “cứu bệnh nhân trước, chi phí điều trị tính sau”.

“May nhờ có các bác sĩ hết lòng cứu chữa kịp thời, không thì cô tôi chắc không qua khỏi. Sau gần nửa ngày chờ đợi tin báo từ phòng phẫu thuật, chúng tôi mới thật sự hoàn hồn trở lại. Lúc này, chị em tôi cố gắng quyên góp hàng xóm, bà con được 10 triệu đồng đóng viện phí. Gần như phần còn lại đều nhờ BV vận động mạnh thường quân hỗ trợ” – chị Phượng chia sẻ thêm.

Mạng sống bệnh nhân là quan trọng nhất

Bệnh nhân đã lớn tuổi cộng thêm việc không được theo dõi hay khám bệnh thường xuyên trong khi bệnh nhồi máu cơ tim cấp diễn tiến nặng càng dần đe dọa sinh mạng bệnh nhân. Đây là một thách thức lớn cho các bác sĩ.

Xác định đây là một ca khó, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp cùng các bác sĩ phẫu thuật gây mê – hồi sức, bác sĩ đơn nguyên Tim mạch can thiệp. Để ổn định sinh hiệu sẵn sàng cho bác sĩ tiến hành can thiệp mạch vành cấp cứu, bệnh nhân được đặt nội khí quản và dùng thuốc vận mạch liều cao.

Sau khi có đầy đủ các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ ê kíp Tim mạch can thiệp đã quyết định tiến hành chụp động mạch vành, đồng thời phát hiện nhiều nhánh động mạch bị tắc gần hoàn toàn.

Kết quả, mạch vành của bệnh nhân bị tắc nhánh chính bên trái nuôi tim, hẹp 80% nhánh LD I và II đoạn gần liên thất trước, hẹp 80% đoạn RCA III phía bên phải. Việc đặt stent mạch vành là giải pháp cấp thiết nhằm cứu sống bệnh nhân.

Do sự phức tạp của tổn thương, sang thương bị vôi hóa nhiều, các bác sĩ gần như không thấy đường đi của thuốc cản quang làm cho quá trình cấp cứu kéo dài và khó khăn. Để giải quyết tình huống, các bác sĩ lần theo mốc mạch vành vôi hóa. Sau khoảng 2 giờ can thiệp cấp cứu, dòng máu đã tái thông, thêm 48 giờ sau, bệnh nhân đã được rút nội khí quản.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.