Tội phạm tham nhũng: Phân tích thấu đáo để góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại phiên tòa sơ thẩm
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại phiên tòa sơ thẩm
(PLO) - Thời gian qua, nhiều vụ “đại án”, trong đó có vụ án tại Ngân hàng Đại dương (OceanBank) được đưa ra xét xử đã cho thấy sự quyết tâm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, liên quan đến tội phạm về tham nhũng thì cũng cần có những phân tích thấu đáo để đánh giá đúng bản chất của tội phạm, thể hiện luật pháp là thống nhất, công bằng và nghiêm minh, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng. 

Liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.

Trong vụ án Ngân hàng Đại dương (OceanBank), dư luận rất quan tâm đến sai phạm của các bị cáo do đã “chi tiền chăm sóc khách hàng” hay còn gọi là “chi lãi ngoài hợp đồng”. Án sơ thẩm cho rằng vì đã chi lãi ngoài đến 1.576 tỉ đồng nên hành vi của các bị cáo gây thiệt hại cho OceanBank … Ông đánh giá thế nào về hành vi chi lãi ngoài hợp đồng của các bị cáo?

- Chi tiền chăm sóc khách hàng như lời khai của các bị cáo tại OceanBank bản chất là chi lãi ngoài hợp đồng. Chỉ thị số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước qui định mức lãi suất trần 14%/năm, nên chi lãi ngoài tức là lãi suất thực chi cao hơn mức trần qui định, là làm trái qui định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả ở đây không chỉ là làm phát sinh nợ xấu, âm vốn cho chính OceanBank mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường tiền tệ, cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh qui định về mức lãi suất trần. 

Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 qui định lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nên qui định lãi suất trần 14%/năm không phù hợp với Bộ luật Dân sự?

- Ở đây ta phải theo một nguyên tắc, nếu có sự khác nhau giữa luật chung và luật chuyên ngành thì phải áp dụng luật chuyên ngành. OceanBank là một tổ chức tín dụng nên nó là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của Luật Các tổ chức tín dụng, chứ không áp dụng qui định của Bộ luật Dân sự.

Tại phiên tòa sơ thẩm nhiều bị cáo là giám đốc các chi nhánh vẫn không hiểu vì sao bị kết tội Cố ý làm trái… vì họ không gây ra hậu quả nghiêm trọng, như chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2011-2014 luôn dẫn đầu tỉnh về nộp thuế. Xin ông cho biết quan điểm của mình?

- Các giám đốc chi nhánh là những người chấp hành chỉ đạo của cấp trên. Nhận thức như vậy cũng có vẻ hợp lý nhưng không thể lấy mục đích để biện minh cho hành động được, không thể vì mục đích tốt, kết quả nộp thuế cao mà được phép làm trái pháp luật. Như đã nói, việc chi lãi ngoài khiến thực chi lãi suất cao hơn qui định là Cố ý làm trái qui định của Nhà nước rồi.

Vấn đề dư luận rất quan tâm là hành vi nhận lãi ngoài hợp đồng của Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) bị kết án về tội Tham ô tài sản. Xin ông cho biết tội Tham ô tài sản có dấu hiệu gì khác các tội chiếm đoạt tài sản nói chung?

- Tội Tham ô tài sản khác những tội chiếm đoạt tài sản nói chung ở chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội Tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản bị chiếm đoạt. Nếu có chức vụ, quyền hạn nhưng không có trách nhiệm quản lý tài sản mà chiếm đoạt tài sản đó thì là tội khác, có thể là Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, chứ không phải là Tham ô tài sản.

Thứ hai là tài sản bị chiếm đoạt đó phải là tài sản công, tức thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước.

Cáo trạng và bản án sơ thẩm lấy 246 tỷ do Hà Văn Thắm chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn để nhờ “chăm sóc khách hàng” nhân với tỷ lệ 20% vốn góp của PVN ở OceanBank thành con số 49 tỷ và kết luận đó là số tiền bị cáo Sơn đã tham ô của PVN. Hiện, bị cáo Sơn này đã kháng cáo về tội danh này. Ông đánh giá thế nào về tội Tham ô tài sản mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với Nguyễn Xuân Sơn?

- Bị cáo đã kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xem xét về tội danh này một cách khách quan. Điều cần làm rõ là Nguyễn Xuân Sơn có phải là người quản lý phần vốn góp 20% của PVN tại OceanBank hay không? Có phải là người có quyền hạn trong việc quyết định việc lấy tiền từ OceanBank đi chăm sóc khách hàng hay không? Tôi được biết là từ sau ngày 15/11/2010, Nguyễn Xuân Sơn không còn một chức vụ gì ở OceanBank nữa. Đây là tình tiết căn bản để xác định tội danh Tham ô tài sản của bị cáo.

Một chi tiết mà Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét là liệu có thể nhân chia một cách cơ học theo tỷ lệ góp vốn của PVN vào OceanBank trong khối tài sản chung để buộc tội không? Theo tôi biết thì tiền lệ xét xử ở Việt Nam chưa có chuyện này.

Như ông vừa nói thì sau thời điểm 15/11/2010, Nguyễn Xuân Sơn không còn làm Tổng Giám đốc OceanBank. Vậy, điều này có thỏa mãn yếu tố cấu thành tội Tham ô tài sản không, thưa ông?

- Sau thời điểm 15/11/2010 Nguyễn Xuân Sơn không còn là người có chức vụ quyền hạn ở OceanBank. Nhưng như tôi đã nói, theo BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước, nên phải xem xét kỹ chỗ này xem tài sản dùng để chi lãi ngoài và bị chiếm đoạt đó có phải của Nhà nước hay không, cụ thể  trong vụ án này thì có phải là của PVN hay không?

Tôi thấy PVN  mới chỉ có một “thông báo” là Nguyễn Xuân Sơn làm đại diện vốn góp của PVN trong 5 tháng rồi thay người khác. Chỉ thông báo như thế thì không phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng. Nguyễn Xuân Sơn không được bổ nhiệm làm người đại diện vốn của PVN tại OceanBank nên trong 5 tháng đó Nguyễn Xuân Sơn cũng chưa có tư cách đại diện chủ sở hữu 20% vốn của PVN tại OceanBank. Hơn nữa, “người đại diện phần vốn góp” của PVN tại OceanBank cũng chỉ là người đại diện cổ đông pháp nhân PVN tại OceanBank, có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông PVN theo Điều lệ và Luật Doanh nghiệp (biểu quyết 20%), chứ không phải là người “có chức vụ, quyền hạn”, có trách nhiệm “quản lý tài sản” tại OceanBank. Cho nên khó có thể nói Nguyễn Xuân Sơn là chủ thể tội phạm Tham ô tài sản tại OceanBank. 

Với những chứng cứ và sự việc như vậy thì phải cân nhắc kỹ hơn để đưa ra kết luận Nguyễn Xuân Sơn có hành vi tham ô tài sản.

Với kinh nghiệm nhiều năm giữ cương vị Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, theo ông thì Tòa cấp phúc thẩm cần lưu ý điều gì để vụ án được giải quyết đúng pháp luật?

- Theo tôi, Tòa cấp phúc thẩm cần bám sát các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự để xác định đúng tội danh, quyết định hình phạt cho hợp lý. Đặc biệt, trước việc kháng cáo về hình phạt “tử hình” của bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm cần tin tưởng tuyệt đối vào những chứng cứ của vụ án; vào nhận thức không tranh cãi các qui định của pháp luật.

Nguyên tắc suy đoán vô tội và những gì chưa rõ ràng thì phải giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo cần được các Thẩm phán thực hiện trong quá trình xét xử vụ án. Không thể để xảy ra trường hợp một mặt Tòa kết án bị cáo chiếm đoạt, mặt khác vẫn tiếp tục kiến nghị Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ (ví dụ số tiền Nguyễn Xuân Sơn khai đưa ra cho Ninh Văn Quỳnh…). Liên quan đến vụ án này, CQĐT đã khởi tố một loạt các vụ án cũng như như nhiều bị can khác. Điều đó chứng tỏ còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Như vậy thì việc tuyên một hình phạt tử hình là cực kỳ rủi ro cho công lý, cho quyền con người.

Với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản đó của pháp luật, tôi tin là vụ án sẽ được xét xử khách quan, toàn diện, đúng pháp luật; góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc.
(PLVN) - Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh An Giang tống đạt Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Đào Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Có 3 tiền án nhưng vẫn không quên nghề 'đạo chích'

Đối tượng Lại Trung Thành cùng tang vật thu giữ trong vụ án.
(PLVN) - Tại cơ quan điều tra, Lại Trung Thành bước đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bản thân Thành từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tổng thời gian chấp hành án phạt tù là 8 năm 6 tháng.

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.