Quân đội ứng phó với nắng nóng, khô hạn nửa đầu năm 2019

Chiến sĩ mới được huấn luyện dưới bóng cây nhằm tránh say nắng, say nóng.  Ảnh: Thúy An
Chiến sĩ mới được huấn luyện dưới bóng cây nhằm tránh say nắng, say nóng. Ảnh: Thúy An
(PLVN) - Trước hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong nửa đầu năm 2019 do hiện tượng El Nino, dẫn tới nắng nóng bất thường, tình hình khô hạn, thiếu nước cục bộ xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ, Tổng cục Hậu cần vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trong toàn quân thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm.

Hiện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào cao điểm mùa khô, mùa xâm nhập mặn. Ðộ mặn lớn nhất mùa khô năm 2019 xuất hiện vào nửa cuối tháng 3. Đến nay, tại tỉnh Bến Tre, nước mặn đã lấn sâu từ các cửa sông vào đất liền.

Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất đến xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam) trên sông Cổ Chiên, cách cửa sông khoảng 40 km; độ mặn 1‰ đã xâm nhập sâu nhất đến xã Mỹ Thành (TP Bến Tre) trên sông Hàm Luông, cách cửa sông khoảng 56 km.

Tại Tây Nguyên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều hồ, đập thủy lợi, sông, suối tại các tỉnh Ðắk Lắk, Đắk Nông đã tụt giảm nguồn nước nghiêm trọng, thậm chí nhiều hồ đã khô trơ đáy khiến người nông dân phải đôn đáo tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng. 

Để chủ động khắc phục khó khăn, giữ ổn định đời sống bộ đội và sẵn sàng giúp đỡ nhân dân các khu vực có thể xảy ra hạn hán, Tổng cục Hậu cần vừa có công văn gửi các đơn vị trong toàn quân, đề nghị cấp ủy, chỉ huy các đơn vị phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán và công tác phòng chống thiên tai, hạn hán cho cán bộ, chiến sĩ nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho bộ đội trong tình hình khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra; tăng cường giáo dục cho bộ đội thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm.

Đặc biệt, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần yêu cầu cơ quan hậu cần các đơn vị làm tốt chức năng tham mưu với cấp ủy, chỉ huy tổ chức bảo đảm đầy đủ mọi mặt hậu cần cho bộ đội, thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo, khuyến cáo của địa phương, nắm chắc diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn để có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả mọi tình huống thiên tai, hạn hán có thể xảy ra.

Các đơn vị cần chủ động khảo sát, nạo vét, đào, khoan sâu thêm giếng để khai thác nguồn nước ngầm; nạo vét ao, hồ, hệ thống kênh mương, rạch để chủ động chứa, trữ nguồn nước mặt, sửa chữa, nâng cấp hệ thống dẫn nước, chứa trữ nước và các công trình bảo đảm nước sinh hoạt cho bộ đội, chú trọng bảo đảm tốt kỹ thuật, vận hành hợp lý các máy bơm, hút nước để chủ động về nguồn nước phục vụ sinh hoạt và tăng gia sản xuất, tuyệt đối không để thiếu nước sạch bảo đảm cho ăn, uống và sinh hoạt cho bộ đội theo tiêu chuẩn.

Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị cần tích cực tổ chức vệ sinh môi trường; vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, kết hợp kiểm tra bảo đảm chất lượng, vệ sinh nguồn nước để bảo đảm ăn, uống, sinh hoạt cho bộ đội, có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để ổn định tăng gia sản xuất, phù hợp với điều kiện đóng quân của đơn vị theo vùng, miền. Thực hiện tốt các quy định về phòng chống cháy nổ, cháy rừng và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật chất hậu cần xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Tổng cục Hậu cần giao các cục chuyên ngành thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị bảo đảm tốt mọi mặt hậu cần cho nhiệm vụ ứng phó với hạn hán.

Trong điều kiện thời tiết như vậy, các đơn vị đóng quân tại vùng ĐBSCL và Tây Nguyên thi đua “Vượt nắng, thắng mưa, luyện giỏi, rèn nghiêm” trong tháng đầu huấn luyện chiến sĩ mới.

Để khắc phục tình trạng nắng nóng, các đơn vị thực hiện các biện pháp như: Hạn chế một số hoạt động tổ chức ngoài trời, tăng thời gian học tập trong hội trường, bảo đảm đủ nước uống cho bộ đội khi tổ chức huấn luyện trên thao trường; bảo đảm nguồn điện và nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ cũng được chú trọng.

Trung tá Mai Thanh Sang - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 Thông tin, Sư đoàn 330, Quân khu 9 cho biết: “Thời tiết ở vùng biên giới An Giang những ngày này vô cùng khốc liệt. Nắng nóng liên tục kéo dài và không có mưa, nhiều hôm nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 40 độ C. Để bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, chúng tôi đã điều chỉnh thời gian huấn luyện buổi sáng lên sớm hơn, buổi chiều muộn hơn so với thời gian quy định.

Thời điểm cuối giờ trưa, đầu giờ chiều là những lúc nắng nóng nhất thì bộ đội được nghỉ ngơi. Điều này đã giúp cán bộ, chiến sĩ bảo đảm được sức khỏe mà thời gian, chất lượng huấn luyện vẫn được duy trì đều đặn...”. 

Đối với các đơn vị trong khu vực dự kiến xảy ra hạn hán, chủ động có phương án bảo đảm nguồn nước sạch cho bộ đội; sẵn sàng tham gia vận chuyển, hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân ở các địa bàn khó khăn. Các đơn vị đóng quân trên địa bàn Nam Trung Bộ, Tây Nguyên tăng cường các biện pháp dự trữ nước để chủ động sử dụng trong mùa khô hạn; các đơn vị ở vùng ĐĐSCL cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương, kịp thời có giải pháp kỹ thuật để tích nước khi đầu nguồn xả nước vào các sông chảy qua địa bàn đơn vị đóng quân. 

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.