Nhiều cảng biển “thay da đổi thịt” sau cổ phần hóa

Hãng tàu SITC cập bến Tiên Sa (Cảng Đà Nẵng) để làm hàng
Hãng tàu SITC cập bến Tiên Sa (Cảng Đà Nẵng) để làm hàng
(PLVN) - Mạnh tay với những khoản chi đầu tư kết cấu hạ tầng, đổi mới và năng động hơn  trong công tác tìm kiếm thị trường, nguồn hàng… là những thay đổi căn bản đối với loạt doanh nghiệp cảng biển sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần.  

Cụ thể, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) sau cổ phần hóa đã có những định hướng cho các cảng biển thành viên phát triển theo những cách khác nhau, tối đa hóa lợi thế sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Đầu tư 3 năm bằng… 2 thập kỉ 

Cảng Hải Phòng được đánh giá là “anh cả” của VIMC, cảng lớn nhất miền Bắc. Hiện nay, Cảng Tân Vũ (thuộc Cảng Hải Phòng) có 5 cầu tàu chuyên dụng khai thác hàng container, với tổng chiều dài hơn 980m, cho tàu trọng tải từ 20.000 - 55.000 tấn làm hàng, hệ thống cần trục giàn cầu tàu hiện đại có sức nâng đến 50 tấn. 

Theo lãnh đạo cảng Hải Phòng, thời gian tới đơn vị sẽ đầu tư thêm 2 bến cảng nước sâu để có thể tiếp nhận được tàu container trọng tải 8.000 teus tại khu vực Lạch Huyện. Tại đây cũng hình thành hệ thống logistics năng động, trở thành trạm trung chuyển quốc tế, đưa hàng hóa xuất khẩu của khu vực miền Bắc đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ. “Đây sẽ là một bước chuyển quan trọng đưa Cảng Hải Phòng vươn ra biển lớn”, đại diện cảng Hải Phòng nói.

Tại miền Trung, Cảng Đà Nẵng, năm 2018, có hơn 8,6 triệu tấn hàng hóa đã thông qua. Sức bật của Cảng Đà Nẵng được thể hiện khá rõ nét từ sau cột mốc cổ phần hóa (tháng 7/2014) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%/ năm (riêng container tăng bình quân 20%/năm), lợi nhuận bình quân tăng gấp 5 lần so với thời điểm trước cổ phần hóa.

Cảng này có định hướng chiến lược phát triển container, tàu du lịch, tàu có tải trọng lớn. Theo đó, trong 3 năm qua, việc đầu tư tại Cảng này đã gần bằng 20 năm trước. Cảng đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng khu bến Tiên Sa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đồng bộ cùng hệ thống phần mềm quản lý khai thác container và hàng tổng hợp; hệ thống các phương tiện thiết bị xếp dỡ hiện đại.

Theo quy hoạch của TP HCM, tới đây Cảng Sài Gòn sẽ di dời khỏi nội thành, còn Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội sẽ được di dời ra phía Hiệp Phước. Đây sẽ là khu vực tập trung hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long và các Khu công nghiệp phía Nam TP HCM. Khu Cảng Hiệp Phước có thể tận dụng lợi thế của luồng Soài Rạp thay cho luồng Lòng Tàu trước đây, có khả năng tiết kiệm đến 2 giờ tàu và một nửa chi phí hoa tiêu, nhiên liệu… Theo đánh giá, nếu di dời cảng đến khu vực này, về dài hạn Cảng Sài Gòn sẽ có lợi thế nhờ vị trí thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mỗi người là một nhân viên marketing

Cảng Cam Ranh là một trong những cảng biển có lượng tàu, hàng hóa thông qua lớn trong khu vực Nam Trung Bộ, với 2 cầu tàu tổng chiều dài hơn 600m có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000DWT hoặc 80.000DWT giảm tải. Cảng này được đánh giá rất chú trọng công tác thị trường.

Tại Cảng Cam Ranh, mỗi cán bộ, công nhân viên là một người làm marketing và chăm sóc khách hàng, với mong muốn không để mất khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Nhờ làm tốt công tác thị trường cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty CP Cảng Cam Ranh đã đạt được sự tăng trưởng khá tốt trong năm 2018. Sản lượng hàng hóa thông qua gần 2,4 triệu tấn - tăng 50% so với cùng kỳ 2017 và đạt 150% so với kế hoạch được giao.

Ở vùng Bắc Trung Bộ, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Nghệ Tĩnh năm 2018 đã ghi nhận  con số trên 3,6 triệu tấn, doanh thu khoảng 170 tỷ đồng. Lãnh đạo Cảng này xác định phải coi trọng khách hàng, đầu tư thiết bị hiện đại, luôn có giải pháp hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh, tạo nguồn hàng mới.

Ông Nguyễn Văn Phương - Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Cần Thơ cho hay, việc đưa vào vận hành Cảng Sóc Trăng sẽ kết nối hàng hóa từ Sóc Trăng với các tỉnh khu vực hạ lưu sông Hậu với các bến Cái Cui và Hoàng Diệu, vì theo quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng Sóc Trăng sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong hệ thống vận tải đường thủy nội địa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó thu hút các nhà đầu tư tham gia vào Khu công nghiệp An Nghiệp, cụm công nghiệp Sóc Trăng và khu dịch vụ cảng sông TP Sóc Trăng...

Sự chuyển mình của các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển không chỉ giúp các doanh nghiệp này “thay da đổi thịt” sau khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, đứng vững trên thị trường mà là hành động cụ thể chứng minh sự nỗ lực vươn ra biển, phát triển kinh tế biển của ngành Hàng hải. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cuộc đua Net Zero: Doanh nghiệp xanh hóa để dẫn đầu hay bỏ lại phía sau?

Nestlé Việt Nam nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nestlé Việt Nam )
(PLVN) - Thời gian gần đây, “tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn”… là những từ khóa nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực xanh hóa thông qua ba bước quan trọng là cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất.

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2
(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?