Bà cụ chết đi sống lại kể chuyện lúc hồn đã lìa khỏi xác

Bà Trần Thị Sương trước căn nhà của mình ở ấp Trường Lưu.
Bà Trần Thị Sương trước căn nhà của mình ở ấp Trường Lưu.
(PLO) - Cách đây mấy chục năm về trước cụ đã trải qua một cơn bạo bệnh để rồi chết đi. Nhưng không ngờ, trong lúc mọi người đang nhốn nháo lo thủ tục đưa tang, thì cụ bỗng dưng tỉnh dậy trước sự kinh ngạc của người thân, bạn bè. Để rồi cũng từ đó, cụ như trở thành một người hoàn toàn khác.

Chết sau cơn bạo bệnh

Người mà chúng tôi nói tới đây là cụ bà Trần Thị Sương, sinh năm 1924, quê gốc tại Hội An, Sa Đéc. Nhưng năm 1954, do gia đình bị giặc Pháp truy lùng gắt gao nên đã trốn lên Tây Ninh và sống từ đó đến nay. 

Ngày 2/7, vào khoảng 8 giờ tối, đột nhiên trong người cảm thấy khó chịu, bà vội vào giường nằm, bổng thấy chân tay lạnh dần. Bà cố gắng gọi người nhà nhưng hình như không ai nghe thấy tiếng kêu cứu của bà. Lúc đó bà có cảm tưởng máu trong người đặc lại, tim đập loạn, hơi thở nặng nhọc, đầu tê dần, lưỡi cứng lại không còn cử động được nữa. 

Trong lúc đau đớn, hấp hối ấy, bà bỗng thấy một vầng sáng tròn đường kính khoảng 2 thước hiện ra trên đầu  như chong chóng, có một sợi dây nhỏ màu xám, nối liền vầng sáng đến đỉnh đầu bà, vầng sáng càng quay nhanh, bà càng mệt, hơi thở gần như đứt đoạn, rồi vầng sáng và sợi dây bỗng biến mất. Lúc ấy, bà thấy tự nhiên khỏe lại, liền đứng dậy nhẹ nhàng, ngó thấy xác mình đang nằm bất động. Bấy giờ,  bà mới biết mình là một chơn linh đã xuất khỏi xác.

 Bà Sương tiếp tục câu chuyện: “Lúc này, tôi định đi ra đằng trước liền thấy mình đi xuyên qua vách nhà, thấy người nhà tôi đang nằm ở đi văng. Tôi đến trước bàn thờ Đức chí tôn bỗng thấy có hai đấng thiêng liêng hào quang lấp lánh hiện ra, một ông mặc đạo phục màu xanh, một ông mặc đạo phục màu trắng cầm cây phướn dài, đứng ở sau lưng tôi, lạ một điều là hai đấng thiêng liêng ấy nghĩ gì tôi hiểu ngay tức khắc, chứ không phải nói ra”. 

Dù thời gian đã trôi xa mấy chục năm, bà Sương vẫn nhớ, lúc linh hồn bà xuất ra khỏi xác: “Tôi nhìn thấu qua tường nhà thấy chung quanh một màu u tối, vô số chơn hồn bị đọa qua lại, than khóc rên la nghe thảm não. Tôi cảm thấy tất cả đều là huyết nhục của mình, nên rất đau buồn vì nỗi thống khổ của họ. Lúc này, theo lời dạy của đấng thiêng liêng, chơn linh của tôi bay bổng lên cao. Ông cầm phướn giảng giải cho tôi biết: Đây là cảnh thiên thai trên cõi trần một bực”. 

Lúc này, bà thấy ở đây khắp nơi nhà cửa, cây cối, y phục con người...mọi vật giống như cõi trần. Tuy nhiên người ở đây cốt cách phong lưu đẹp đẽ, có người già râu dài, nhưng trong sắc diện vẫn còn trẻ, mọi sinh hoạt ở đây đều có vẻ an nhàn và không có tiếng động. 

Rồi bà gặp Thượng đế. ông nói: “Công quả con chưa đủ, chưa ở lại được, phải trở lại lập công, sẽ có thần thánh giúp”.

Bà Sương kể lại chuyện mình chết đi sống lại với PV

 Bà Sương kể lại chuyện mình chết đi sống lại với PV

Thế là ngay lập tức, có một luồng sáng từ Thượng đế bay xẹt xuống ngang đầu khiến bà Sương cảm thấy nhẹ nhàng, thông thái hắn. Tiếp đó, như có ai ở đằng sau xô bà, khiến linh hồn bà trở về với thân xác mình và tỉnh dậy sau một đêm chết đi. 

Trong ký ức của mình, bà nhớ, lúc ngồi dậy, thấy khung cảnh xung quanh nhốn nháo, tiếng khóc, tiếng nói inh ỏi. Thế rồi biết bà tỉnh dậy, ai ai cũng xúm lại xem. 

Bỗng dưng tỉnh dậy và sống khác trước

Những cụ già trong ấp Trường Lưu cho biết, nếu khoảng 2 giờ đồng hồ nữa mà bà Sương không tỉnh dậy thì mọi người sẽ làm công tác khâm liệm tử thi để đưa bà nhập quan. Nhưng thật không ngờ mắt bà Sương nhấp nháy, mở dần, rồi từ từ ngồi dậy, khiến ai ai cũng tròn mắt kinh ngạc. 

Cũng từ đây, con người bà Sương như biến thành một người hoàn toàn khác. Trước khi chưa chết, bà không ăn chay, không tin có linh hồn, Thượng đế, nhưng kể từ khi sống lại, mỗi ngày bà đều ăn chay. Bà nói: “Sẵn có bàn thờ Thượng đế của ông bà ở đó, tỉnh dậy mỗi ngày tôi thắp hương thờ bốn bận, sáng trưa, chiều tối. Trước khi chưa chết, mặc dù có đó nhưng chẳng mấy khi tôi thắp hương”.

Từ đó bà quyết sống một đời sống có tâm linh, tín ngưỡng, sẵn sàng làm điều thiện. 

Bà Sương nghĩ, làm như thế sẽ cung cấp cho mọi người kiến thức, lòng tin vào đạo, giúp họ sống tốt hơn với cha mẹ, ông bà...Đó mới là sự giúp đỡ lâu dài, bền vững.

Hiện tượng chưa thể lý giải

Bác sỹ Ngọc Phượng, đồng thời là trưởng ấp Trường Lưu (xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh) chia sẻ: “Hiện tượng của cụ Sương là một hiện tượng lạ lùng trong ấp mà đến nay vẫn chưa ai lý giải được. Đến nay vẫn còn nhiều người tò mò tìm đến cụ để hỏi chuyện. Trước đây, khi cụ còn khỏe, còn đi lại được, thỉnh thoảng cụ đi giỗ, tết, là mọi người lại xúm lại bảo cụ kể lại câu chuyện chết đi sống lại của mình cho mọi người nghe. Trong ấp, cụ là người được lòng bà con bởi những việc thiện mà cụ đã làm để giúp đỡ mọi người”.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.