Bao giờ cửa biển Đà Diễn mới được khơi thông?

Bao giờ cửa biển Đà Diễn mới được khơi thông?
(PLO) - Nhiều năm qua, tàu cá ngư dân TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn khi ra vào cửa biển Đà Diễn do tái diễn tình trạng bồi lấp, ảnh hưởng lớn đến việc đưa tàu cá vào khu vực cảng cá Đông Tác. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do hư hại tàu cá, do ngư dân phải neo đậu ở cảng cá khác, việc bồi lấp cửa biển còn gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng ngư dân. 

Khoảng 16h30 ngày 28/10, 3 tàu cá gồm tàu cá PY 91273TS của ngư dân Phan Văn Thi, tàu cá PY 91568 TS của ngư dân Lê Duy Việt và tàu cá PY 91008 TS của ngư dân Đặng Cu Em sau khi khai thác hải sản ngoài biển trở về cảng Đông Tác thì mắc cạn. Tàu cá PY 91568 TS của ngư dân Lê Duy Việt đã cố gắng thoát cạn. Khi ra khỏi vùng cạn thì ngư dân Đinh Văn Đồng (SN 1991, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa) buông neo để giữ tàu. Không may dây neo cuốn vào chân khiến Đồng rơi xuống cửa biển mất tích. Hai tàu cá còn lại bị phá nước vẫn nằm sâu trên bãi cát chờ cứu hộ. 17 ngư dân trên 3 tàu cá này đã được đưa vào bờ. Số hải sản khai thác được trên tàu đã chuyển xuống cảng cá phường 6 đưa đi tiêu thụ.

Lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Ban Chỉ huy quân sự TP Tuy Hòa và Đồn Biên phòng TP Tuy Hòa đã huy động hơn 30 cán bộ, chiến sĩ và 2 ca nô chuyên dụng để tìm kiếm ngư dân Đinh Văn Đồng bị mất tích. Do sóng to, gió lớn nên việc tìm kiếm nạn nhân bị mất tích gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Châu đã điều động 2 tàu kéo công suất lớn và 10 người hỗ trợ khẩn trương lai dắt 3 tàu cá ra khỏi vùng mắc cạn của cửa biển Đà Diễn.

Tình trạng bồi lấp cửa biển Đà Diễn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) tái diễn nhiều năm qua, nhất là những năm dòng chảy trên sông Đà Rằng mùa lũ yếu, kết hợp triều cường diễn biến bất thường, không đẩy được cát ra biển khiến tốc độ bồi lấp nhanh hơn. Do vậy, cần có giải pháp lâu dài cho cửa Đà Diễn để ngư dân yên tâm sản xuất và ổn định các khu dân cư trong khu vực cửa sông Đà Rằng, nơi được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vùng xung yếu nhất của tỉnh Phú Yên do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp, tỉnh Phú Yên không thể đầu tư cho các giải pháp công trình có tính ổn định lâu dài.  

Vậy là ngư dân TP Tuy Hòa phải “sống chung với lũ”, chịu rủi ro khi cửa biển liên tục bị bồi lấp. Đỉnh điểm là các đợt triều cường liên tiếp diễn ra trong 10 ngày vào trung tuần tháng 12/2015 khiến cửa biển Đà Diễn và cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị bồi lấp nặng. Trước kia, cảng cá phường 6 vẫn còn đón thuyền về nhưng sáng 14/12/2015, nơi tàu thuyền cập cảng đã trở thành một bãi cát khổng lồ. Luồng lạch ra vào cửa bị thu hẹp và cạn chỉ còn bằng con kênh. Tình trạng bồi lấp cửa Đà Diễn khiến mực nước nơi sâu nhất chỉ còn không quá 1 mét. Trong khi mớn nước tàu cá khi đã lấy vật tư ít nhất là 1,8 mét. Hàng trăm chiếc tàu công suất lớn phải gác neo vì không còn cách xoay trở.

2 năm sau, vào tháng 1/2017, tại bờ nam hạ lưu sông Ba gần cửa biển Đà Diễn lại xuất hiện một luồng cát dài khoảng 400m nổi trên mặt nước, cắt ngang con lạch, cửa ngõ ra vào cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên làm hơn 200 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân không thể ra khơi.

Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, tại vị trí cửa biển Đà Diễn đã xảy ra 25 vụ tàu cá mắc cạn và hàng trăm tàu cá khác phải nằm bờ. Nguyên nhân chính là do bị cát bồi lấp. 

Trong khu vực cửa biển Đà Diễn, hiện tại có 2 cảng cá chính. Trong đó cảng cá phường 6 đã xuống cấp nặng. Còn cảng cá Đông Tác với mức đầu tư hơn 54 tỷ đồng dù khánh thành đưa vào hoạt động đã lâu nhưng đến nay rất ít hoạt động. Lý do tàu thuyền không ra vào được bởi một cồn cát dài chắn ngang. Hiện tại cửa biển Đà Diễn vào cảng Đông Tác có trên 800 tàu đánh bắt xa bờ và 100 ghe nhỏ, với trên 5.000 nhân khẩu của ngư dân phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) sống nhờ nghề biển.

Trước thực trạng cảng cá bị bồi lấp nặng, làm hàng trăm tàu cá phải nằm bờ vào tháng 2/2017, UBND tỉnh Phú Yên đã có chủ trương cho phép nạo vét thông luồng tạm thời đoạn từ cửa biển Đà Diễn đến cảng cá Đông Tác. Nhờ vậy mà hơn 230 tàu của ngư dân mới có thể ra khơi. Tuy nhiên, khi lượng cát nạo vét luồng lạch mới đạt khoảng 250.000 m3, đến giữa tháng 6/2017, UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo tạm dừng việc nạo vét lại vì nhiều lý do khác nhau  khiến ngư dân hết sức lo lắng, vì thực tế cát bồi lấp ở khu vực này còn quá nhiều so với khối lượng mà chính quyền nạo vét được.

Mấy tháng trước, tại cửa biển Đà Diễn xảy ra hiện tượng cát tái bồi lấp, làm tàu thuyền đi qua khu vực này rất khó khăn. Ngư dân cầu cứu các ngành chức năng vào cuộc, khẩn cấp nạo vét cửa biển tạo điều kiện để ngư dân vươn khơi bám biển. Mới nhất, sau những đợt sóng lớn do ảnh hưởng của bão số 10 đổ bộ vào tháng 10/2017 và các đợt triều cường, cửa Đà Diễn lại bị bồi lấp, tàu thuyền tiếp tục gặp nguy hiểm.

Hiện hai phường Phú Đông và phường 6, TP Tuy Hoà có trên 800 tàu cá công suất từ 90CV trở lên thường xuyên ra vào cửa Đà Diễn để khai thác hải sản nay không biết đậu vào đâu. Cửa biển bồi lấp, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng lớn đến đời sống đối của ngư dân. Cửa biển Đà Diễn, Phú Yên tiếp tục bồi lấp tàu khiến thuyền ngư dân ra vào khó khăn.

Hiện khu vực này còn hai cồn cát lớn, chỉ khi nước thủy triều lên, tàu cá của ngư dân mới ra vào được, còn ở mực nước bình thường thì không thể. Trước mắt, chính quyền địa phương đã đề nghị tiếp tục nạo vét hai cồn cát này.

Không riêng gì tại cửa biển này, tình trạng bồi lấp cửa biển ở khu vực miền Trung xảy ra từ nhiều năm qua với 19 cửa biển bị bồi lấp. Mức độ bồi lấp càng trầm trọng trong những năm khô hạn như năm nay, nước sông không đủ mạnh để đưa những doi cát ra biển.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.