Ý tưởng kỳ quái trong dự án 'ướp xác để biến thành siêu nhân' của cặp đôi doanh nhân

0:00 / 0:00
0:00
Valerija Udalova và Danila Medvedev đồng sáng lập công ty KrioRus với dịch vụ bảo quản lạnh các thi thể trong nitơ lỏng vào năm 2006. Nhưng cuộc chia tay của đôi vợ chồng này năm 2021 đã xới tung trung tâm lưu trữ xác ướp duy nhất của châu Âu. Câu chuyện khơi lại những ý tưởng kỳ quái của cặp đôi doanh nhân từng được coi là khá quyền lực ở Nga.
Cặp doanh nhân Nga từng rất tâm huyết với công ty làm dịch vụ “ướp xác” KrioRus

Cặp doanh nhân Nga từng rất tâm huyết với công ty làm dịch vụ “ướp xác” KrioRus

Vụ đột nhập giữa ban ngày

Vào ngày 7/9/2021, nhà vật lý Valerija Udalova (61 tuổi) và nhóm làm việc của bà đã phá khóa một cánh cổng dẫn đến trung tâm lưu trữ xác ướp duy nhất của châu Âu. Bà Udalova, người chuyên về nhiệt động lực học, mặc một chiếc áo khoác kín mít chỉ các công nhân tới một nhà kho bằng kim loại ở ngoại ô Matxcơva (Liên bang Nga). Họ phá bức tường của tòa nhà thuộc sở hữu của KrioRus - một công ty mở dịch vụ đóng băng bộ não và thi thể của những người giàu có với hy vọng các nhà khoa học trong tương lai sẽ giúp họ sống lại. Nhóm này hút nitơ lỏng ra khỏi các thùng sợi thủy tinh khổng lồ. Sau đó, họ chất hàng chục thi thể lên một chiếc xe tải và định lái đi. Vụ việc đã bị cảnh sát nhanh chóng ngăn chặn.

Nhưng Udalova không phải là kẻ gian thông thường. Bà là người đồng sáng lập của công ty KrioRus cùng chồng là ông Danila Medvedev, 42 tuổi. Ông Medvedev được cho là đã bị phế truất khỏi vị trí Tổng giám đốc của công ty vào năm 2021. Vụ cướp thi thể này khơi lại những ý tưởng kỳ quái của cặp đôi doanh nhân từng được coi là khá quyền lực ở Nga. Họ đều là những người khôn ngoan và tài giỏi, cùng tuyên bố rằng họ có quyền hợp pháp với 50 bộ não và 26 thi thể đang bảo quản lạnh ở công ty.

Ông Medvedev tin tưởng vào phương pháp đông lạnh, chính ông đã ướp xác bộ não của bà nội mình. Doanh nhân này cho biết, vợ cũ của ông đã đột kích vào nhà kho để tăng “số lượng thi thể” của một công ty “ướp xác” mới, công ty mà bà đã thành lập sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc KrioRus. Với các công ty kiểu này, càng ướp được nhiều bộ não và thi thể, danh tiếng và sự tín nhiệm càng cao. Nhưng Udalova khẳng định, bà vẫn là Giám đốc KrioRus và chỉ đơn giản là muốn chuyển các thi thể đến một cơ sở lưu trữ tốt hơn.

Khi ý tưởng lớn gặp nhau

Valerija Udalova và Danila Medvedev gặp nhau tại một hội nghị của những người sử dụng công nghệ để biến con người thành siêu nhân ở Matxcơva vào năm 2005. Cả hai đều say mê về khái niệm cuộc sống vĩnh cửu, ủng hộ sự bất tử thông qua các thiết bị chống lão hóa và trí tuệ nhân tạo. Medvedev (khi đó 24 tuổi) đã bị thu hút bởi trí tuệ và tính cách của bà Udalova (khi đó đã 44 tuổi), thành viên Viện Vật lý và công nghệ Matxcơva. Bất chấp chênh lệch tuổi tác, họ có thể nói hàng giờ về khoa học, tương lai và thoát khỏi thế giới chết chóc.

Họ thành lập Công ty KrioRus vào tháng 5/2006 và chuyển đến sống cùng nhau. Ban đầu, công ty chỉ đóng băng một số người và vật nuôi trong các thùng hình trụ bịt kín chân không được gọi là sương mù. Cái gọi là “bệnh nhân” được lưu trữ ở nhiệt độ -160 độ C bằng nitơ lỏng, ngăn hoạt động của phân tử và nguyên tử, giúp thời gian dừng lại một cách hiệu quả. Công ty hiện tính phí 36.000 USD cho việc bảo quản toàn bộ thi thể và 15.000 USD cho chỉ một bộ não. Họ không đảm bảo rằng khách hàng có thể sống lại mà chỉ cung cấp khả năng bảo quản cho một ngày trong tương lai, khi công nghệ y tế tiên tiến có thể giúp hồi sinh phần nào.

Theo lý thuyết, một bộ não bị đông cứng sâu sẽ lưu giữ tính cách, ký ức và cảm xúc của một người. Dữ liệu đó sau đó có thể được chuyển vào một cơ thể khỏe mạnh mới hoặc tải lên máy tính. KrioRus từ khi thành lập đã nhanh chóng phát triển con số khách hàng lên 25 bệnh nhân toàn thân và 50 bộ não được cất giữ trong các thùng chứa. Cặp đôi này có những điểm mạnh khác nhau về mặt chuyên môn. Medvedev là người thông thạo tiếng Anh, quảng giao và phụ trách một số công việc quản lý dự án. Còn bà Udalova có hiểu biết sâu sắc về khoa học và bảo quản thi thể, đồng thời phụ trách bán hàng.

Năm 2009, bà Udalova trở thành Tổng Giám đốc KrioRus, công ty bắt đầu thu hút những khách hàng giàu có và nổi tiếng. Hai vợ chồng nổi lên như những nhà tiên phong của Nga trong phong trào hướng con người đến thế giới vĩnh cửu. Vào năm 2016, Bloomberg Businessweek đã đưa tin về KrioRus, lưu ý rằng nó đã “phát triển nhanh hơn nhiều so với một trong những đối thủ cạnh tranh ở Mỹ” và thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Một cơ sở của Công ty KrioRus bị đột kích, 25 thi thể bị lấy đi trong cuộc tranh giành giữa hai nhà đồng sáng lập vào tháng 11/2021

Một cơ sở của Công ty KrioRus bị đột kích, 25 thi thể bị lấy đi trong cuộc tranh giành giữa hai nhà đồng sáng lập vào tháng 11/2021

Cuộc chiến pháp lý

Nhưng khi công ty trở nên nổi tiếng, Medvedev nói rằng kỹ năng giao tiếp của vợ có vấn đề, còn bà Udalova chê chồng thiếu kỹ năng lãnh đạo nhưng háo danh và quyền lực. Năm 2017, họ ly thân, lý do chủ yếu là chênh lệch tuổi tác nhưng vẫn tiếp tục hoạt động cùng nhau.

Khi quyền lãnh đạo công ty bị lung lay trước sự nghi ngờ của cổ đông, bà Udalova đã thực hiện một bước đi táo bạo. Năm 2019, bà đã thu giữ não của 50 bệnh nhân, bao gồm cả não của bà nội Medvedev và đưa đến một địa điểm bí mật. Bà cũng đã chuyển một số tài sản của KrioRus cho một công ty mới. Nhưng những thi thể nặng hơn và khó vận chuyển vẫn giữ nguyên.

Theo ông Medvedev, khi nhiệm kỳ lãnh đạo của bà Udalova hết hạn vào tháng 9/2021, bà đã không được bầu lại làm Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, Udalova khẳng định bà vẫn giữ chức vụ này, viện dẫn các tài liệu thuế cho thấy bà là người đứng đầu doanh nghiệp. Khi xảy ra vụ trộm hôm 7/9, ông Medvedev đã trình cho cảnh sát các thủ tục giấy tờ để ngăn việc chuyển các xác ướp. Nhưng không lâu sau đó, cảnh sát nói với ông Medvedev rằng, họ không thể buộc tội bà Udalov. Luật pháp Nga cấm “sở hữu” thi thể người nhằm chống lại việc cấy ghép nội tạng bất hợp pháp, nên không thể nói bà Udalova “đánh cắp” thi thể. Các thi thể cuối cùng đã được trả lại nhà kho, nhưng những bộ não mà Udalova lấy vào năm 2019 vẫn không thể làm gì được và cảnh sát đề nghị ông Medvedev đưa vụ việc ra tòa án dân sự.

Vào cuối tháng 9/2021, ông và một nhóm điều tra đã lần ra mảnh đất thuộc sở hữu của vợ cũ ở Tver, cách Matxcơva khoảng 2,5 giờ xe chạy. Bên trong tòa nhà, ông tìm thấy phần đầu bị cắt rời của những bệnh nhân mà Udalova đã đưa vào năm 2019. “Đó là một tòa nhà chưa hoàn thiện, không có cửa ra vào, không có cửa sổ, không có cổng… Về cơ bản nó tọa lạc ở đó giữa một khu rừng” - vị doanh nhân này nói. Medvedev chỉ đơn giản là cướp lại chúng, chuyển lại về Matxcơva.

Hai tháng sau, bà Udalova bị sa thải. Lần này, bà lấy đi 25 thi thể, chuyển tới một cơ sở đông lạnh ở Sergiev Posad, cách Matxcơva khoảng 70km vào cuối tháng 11. Vì quá trình này, ông Medvedev tuyên bố vợ cũ của đã làm hỏng thùng chứa và có thể là cả xác ướp bên trong. Bà Udalova phủ nhận điều đó: “Tôi tốt nghiệp từ một viện vật lý rất nổi tiếng của Nga và chuyên ngành của tôi là nhiệt động lực học, vì vậy tôi hiểu rất rõ việc chúng tôi làm”. Câu chuyện mở ra như một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và hiện giờ cặp đôi vẫn đang tranh giành quyền kiểm soát công ty. “Bà ấy đang bắt những xác ướp này làm con tin, bắt khách hàng phải chịu đựng. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên về một số điều điên rồ đã xảy ra” - ông Medvedev nói.

Giáo sư Hans Bozler, một chuyên gia về đông lạnh, dạy môn Vật lý tại Đại học Nam California (Mỹ) đã so sánh việc di chuyển các thi thể với việc lấy thịt đã cấp đông. “Chúng sẽ hỏng rất nhanh trong vòng vài phút. Cũng giống như việc lấy miếng bít tết ra khỏi tủ đông, để nó rã đông và làm lạnh lại”. Vị Giáo sư môn Vật lý còn lý giải, não đông lạnh trong nitơ lỏng khi bị thay đổi môi trường sẽ quét sạch các khớp thần kinh, làm mất đi hầu hết mọi cơ hội hồi sinh. Vì thế, việc tranh chấp này có thể rơi vào vô nghĩa.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.