Ý kiến của ĐBQH phải là 'khuôn vàng thước ngọc'

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu
ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu
(PLO) - Phát biểu trong phiên thảo luận về các hoạt động của ngành Tòa án, kiểm sát, công tác thi hành án và phòng chống tội phạm, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu đã đề nghị các ĐB có trách nhiệm trước lời nói của mình, vì mỗi lời nói của ĐBQH là 'khuôn vàng thước ngọc'.

Trong cuộc họp ngày 7/11, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu - Nghệ An đã dùng quyền phát biểu của mình để tranh luận với đại biểu Phạm Thị Minh Hiền đoàn Phú Yên. "Lúc đi vào nội dung tranh luận tôi tự nhủ mình rằng mỗi đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu theo quan điểm của mình và chịu trách nhiệm trước cử tri, trước Quốc hội về những phát biểu đó. Mỗi ý kiến của đại biểu Quốc hội đều có sự lan tỏa ảnh hưởng rất lớn trong cử tri bởi đó là những "khuôn vàng thước ngọc" nên hầu hết các đại biểu đều nhắc nhở, trăn trở và phải đưa ra một nhận xét đánh giá làm sao cho thật khách quan, chính xác, công bằng, công tâm, không tô hồng và không thái quá", ông nói.

Lý do để ĐB Nguyễn Hữu Cầu tranh luận với ĐB Phạm Thị Minh Hiền là vì ông cho rằng ĐB Hiền quy kết rằng có một nghịch lý là lĩnh vực nào của luật phòng, chống có chương trình phòng ngừa thì kết quả ngược lại và chứng minh đánh giá này bằng cách viện dẫn tội phạm ma túy, tham nhũng, môi trường phát hiện tăng. Tội phạm đã tấn công vào trường học, bệnh viện, sân bay và vào trẻ em. Từ đó đại biểu đặt ra câu hỏi tại sao những nghịch lý ấy vẫn kéo dài, phải chăng tính nghiêm minh, sự minh bạch không được coi trọng trong công tác xây dựng pháp luật.

Theo ông, đây là sự quy kết một chiều, lấy những hiện tượng cá biệt không phổ biến để đánh giá phủ nhận cả một chính sách pháp luật lẫn thực tiễn thành quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. 

"Ai cũng biết tội phạm là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan. Không có quốc gia, lãnh thổ nào không có tội phạm. Vấn đề là tội phạm ở mức nào, ít, nhiều, rất trầm trọng hoặc đặc biệt trầm trọng. Để nhận thức được tình hình tội phạm không còn cách nào khác là phải dựa vào số liệu thống kê. Các nhà kinh điển đã chỉ rõ thống kê là công cụ quan trọng nhất để nhận thức xã hội trong đó có tội phạm", ông nói. 

Ông cũng dẫn ra các con số: Nghiên cứu 3 báo cáo của Bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thì tình hình tội phạm năm 2017 giảm so với năm 2016. Trong đó tội phạm về trật tự xã hội giảm 5,48% số vụ và 8,08% số bị can. Tội phạm có tổ chức giảm 45,86%. Tội phạm sử dụng vũ khí nóng giảm 21,58%. Tội cướp giảm 21,58%. Lừa đảo giảm 5,37%. Gây rối trật tự công cộng giảm 3,2% (xem trang 8 báo cáo Bộ Công an).

Ông khẳng định: Đây là những loại tội phạm nó xảy ra công khai, nhân dân ai cũng nhìn thấy. Nếu đại biểu Quốc hội nghi ngờ con số này có thể yêu cầu cơ quan tư pháp giải trình. 

ĐB Nguyễn Hữu Cầu nói tiếp: "Ngoài những số liệu thống kê như tôi viện dẫn trên, các chuyên gia y tế và an ninh thuộc tổ chức SOS và kiểm soát rủi ro quốc tế công bố bản đồ rủi ro về du lịch năm 2017 thì Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia lý tưởng để du lịch, với mức độ nguy hiểm thấp nhất. Họ đánh giá rằng nhóm quốc gia này tỷ lệ tội phạm thấp, tình trạng bạo lực do phân biệt chủng tộc, chính trị hoặc bất ổn dân sự không phổ biến, khả năng hoạt động của nhóm khủng bố giới hạn các hành vi khủng bố rất hiếm xảy ra. Với 197 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà Việt Nam được xếp hạng như vậy đâu có dễ dàng gì. 

Đại biểu Hiền cho rằng tội phạm ma túy, tham nhũng, môi trường hiện tăng đi ngược với Luật Phòng, chống tội phạm đây là góc nhìn một chiều, không xem xét tình hình, quan điểm theo quan điểm lịch sử và cụ thể. Tôi xin thưa rằng, tội phạm ma túy, tham nhũng, môi trường là thuộc loại tội phạm ẩn nghĩa là người dân không ghi nhận hoặc không biết trong thực tế tội phạm đó đã xảy ra, chỉ bị phát giác thông qua công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mới phát hiện được.

Ở góc nhìn tích cực thì đây là thành tích, là dấu hiệu đấu tranh tích cực, là chính sách tích cực của pháp luật chúng ta đã đạt được. "Tôi thử đặt câu hỏi rằng, giả sử không có Luật Phòng, chống ma túy từ năm 2000, không có Luật Phòng, chống tham nhũng từ năm 2005, không có sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua thì tội phạm trên lĩnh vực ấy của nước ta sẽ đi về đâu, sự tàn khốc của tội phạm ma túy ở một số quốc gia phải chăng bằng cách bắn chết hàng ngàn người, hàng ngàn đối tượng không qua xét xử đã nói lên điều đó", ĐN Cầu đặt vấn đề. 

Về vấn đề tội phạm đã tấn công vào trường học, bệnh viện, sân bay và trẻ em, ĐB Nguyễn Hữu Cầu nói: "Chính phủ đã thừa nhận trong báo cáo của mình, nhưng đã xảy ra bao nhiêu vụ, chúng ta thử đếm đầu ngón tay nếu so với 74.005 vụ án mà Tòa án xét xử trong năm 2017 thì đó là con số hết sức nhỏ nhoi, cá biệt mà thôi. Nhân đây, tôi cũng đề nghị đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo cho Quốc hội biết: quyết định không khởi tố vụ án hình sự của công an huyện Tân Thành, tỉnh Long An về việc một phụ nữ bị hai lần hiếp dâm không khởi tố là đúng hay sai để cử tri không được hiểu nhầm." 

Kết thúc phần phát biểu của mình, ông khẳng định: "Chính phủ đã rất quan tâm, công khai đánh giá công tác phòng, chống tội phạm, bên cạnh những thành tựu đạt được, Chính phủ cũng thừa nhận những yếu kém, tồn tại. Tôi không biện minh, không cổ súy cho những yếu kém đó, tôi chỉ muốn phản biện lại, để có một cái nhìn khách quan, công bằng về công tác phòng, chống tội phạm mặc dù còn nhiều khiếm khuyết chưa được như mong muốn. Nhưng đây là một lĩnh vực cực kỳ nguy hiểm, chết chóc mà bao nhiêu người đã hy sinh anh dũng để có được sự bình yên như ngày hôm nay, xin đừng quên điều đó."

Trước đó, vào phiên thảo luận chiều 6/11, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã phát biểu: "Qua theo dõi tình hình và nghiên cứu các báo cáo về phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật, tôi có một cảm giác ở Việt Nam luôn tồn tại những mâu thuẫn, nghịch lý trong xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Lĩnh vực nào có chương trình phòng ngừa giảm thiểu thì kết quả thực hiện thường có chiều hướng ngược lại."

Để chứng minh cho quan điểm của mình, bà đưa ra một vài đơn cử, các giải pháp phòng ngừa về tội phạm vi phạm pháp luật luôn được quan tâm đẩy mạnh, nhưng một số tội phạm nghiêm trọng, số vụ giết người vẫn không ngừng tăng như tội phạm ma túy, tội phạm môi trường tăng từ 10-19%/năm. Những chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cử tri cả nước. Nhưng các vụ khởi tố, điều tra vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can, những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và củi tươi, củi khô vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội.

Hay "Sau nhiều năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì bạo lực trên cơ sở giới, mức độ, phạm vi bạo hành ngày càng mở rộng hơn, công khai hơn, bạo lực tấn công vào trường học, ngang nhiên chốn công sở, bạo lực không chừa cả sân bay, nơi có yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh và giờ thì xông thẳng vào bệnh viện để truy sát nạn nhân, hành hung y bác sĩ, bất chấp đạo đức, bất chấp pháp luật hiện hành. Người dân vi phạm nhẹ hay nặng thì đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho người dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho người dân khác với cán bộ", bà nói tiếp. 

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.