Xúc động phút tiễn biệt 'A Phủ' Trần Phương

Con cháu và các đồng nghiệp tiễn biệt Nghệ sĩ Nhân dân Trần Phương - vai A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" - ở tang lễ chiều 30/8.

Con gái nghệ sĩ cho biết gia đình tổ chức đơn giản, phù hợp tình hình dịch hiện nay. Trước lối vào nhà tang lễ Phùng Hưng, họ chuẩn bị sẵn hoa cúc để mọi người tới viếng. Gia đình không muốn khách mang vòng hoa, tránh lãng phí.

Đạo diễn Trọng Trinh (trái), NSND Hoàng Dũng tới viếng cố nghệ sĩ Trần Phương. Ảnh: Giang Huy.

Đạo diễn Trọng Trinh (trái), NSND Hoàng Dũng tới viếng cố nghệ sĩ Trần Phương. Ảnh: Giang Huy.

NSƯT Đặng Tất Bình, một học trò gần gũi đạo diễn, NSND Trần Phương, đại diện cho gia đình trong tang lễ, cũng là người viết điếu văn NSND Trần Phương, thông báo, gia đình muốn gìn giữ hình ảnh trẻ trung, lãng mạn của ông đến giây phút cuối cùng. Vì thế, gia đình có nguyện vọng đồng nghiệp, bạn hữu không mang vòng hoa tới tiễn đưa NSND Trần Phương.

Những năm cuối đời, đạo diễn Trần Phương thắc thỏm lúc ông mất không ai đưa tiễn vì bạn bè đồng lứa đã đi gần hết. Thế nhưng, tới viếng ông vẫn có nhiều gương mặt thân quen, là đồng nghiệp, đàn em, học trò của ông trong nghề. Nghệ sĩ Thanh Loan - đóng phim Biệt động Sài Gòn - cho biết ngoài đời Trần Phương đáng mến với nụ cười luôn đọng trên môi. Ông nho nhã, tài năng nhưng sống rất khiêm tốn. Trong vai trò đạo diễn, mỗi khi có việc cần trao đổi, ông luôn nhẹ nhàng, từ tốn. Trong ký ức của Thanh Loan, bà chưa từng thấy nghệ sĩ to tiếng, cáu gắt với bất kỳ ai trong đoàn phim.

"Những năm ông sống trong viện dưỡng lão, tôi cùng nhiều đồng nghiệp có lên thăm. Dù tuổi ông đã cao, chúng tôi vẫn ấn tượng với nụ cười tươi, gương mặt lãng tử như chàng A Phủ trong Vợ chồng A Phủ 59 năm trước", bà nói.

Nghệ sĩ Diệu Thuần chung cảm nhận về người đồng nghiệp. Bà từng đóng vài vai phụ trong phim của ông. Nghệ sĩ kể: "Khi quay Mưa rơi trên thành phố, tôi mới ra trường nên rất ngố, chú đều tận tình chỉ bảo. Chú như một người cha, người anh và đồng nghiệp mà tôi vô cùng ngưỡng mộ".

NSND Mạnh Cường chia sẻ với người nhà nghệ sĩ. Anh gọi Trần Phương là cha bởi được ông dìu dắt, chỉ dạy khi mới vào nghề. Ảnh: Giang Huy.

NSND Mạnh Cường chia sẻ với người nhà nghệ sĩ. Anh gọi Trần Phương là cha bởi được ông dìu dắt, chỉ dạy khi mới vào nghề. Ảnh: Giang Huy.

Trong điếu văn, biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát tưởng nhớ ông là một trong số nghệ sĩ làm điện ảnh mà không học qua bất kỳ trường lớp chuyên nghiệp nào. "Thành công của ông đến từ lòng đam mê vô hạn với điện ảnh, cộng với ý chí ham học tột cùng. Ông đã kiên trì học các đồng nghiệp, học ở đời để có kiến thức vững vàng làm nghề. Nhắc tới NSND Trần Phương, đồng nghiệp luôn nhớ tới hình ảnh một người thông minh, lịch thiệp, tài hoa và giàu lòng trắc ẩn, nhân ái", bà nói.

Con gái đầu của nghệ sĩ - Trần Phương Lan - đại diện gia đình gửi lời cảm ơn bạn bè, thân hữu gần xa. Chị nhớ hình ảnh người cha mang theo con đi làm phim trong những năm tháng khó khăn. "Bố yêu quý của chúng con. Suốt đời đam mê, hiến dâng cho nghệ thuật, bố luôn đem theo A Phủ của riêng mình cùng các đoàn làm phim đi khắp trong và ngoài nước. Bố dành tất cả sức lực và tài năng cho điện ảnh. Không ít lần đi làm phim ở Tây Bắc hay miền Trung bố luôn phải đem theo con gái nhỏ để tiện chăm nuôi. Do bom đạn chiến tranh, bố nhiều lần đạp xe chở mì, gạo lên Thái Nguyên tiếp tế. Trong khuôn hình bộ phim mà bố và các đồng nghiệp để lại, con thấy tấm lòng người cha của mình", con gái Trần Phương nói.

Nghệ sĩ Trần Phương ở tuổi 85. Lúc này, sức khỏe ông đã yếu, lúc nhớ lúc quên và thường nghĩ tới chuyện sống - chết. Ảnh: Quý Đoàn.

Nghệ sĩ Trần Phương ở tuổi 85. Lúc này, sức khỏe ông đã yếu, lúc nhớ lúc quên và thường nghĩ tới chuyện sống - chết. Ảnh: Quý Đoàn.

Nghệ sĩ Trần Phương qua đời sáng 26/8 ở Hà Nội, thọ 90 tuổi. Ông sinh năm 1930 ở Thái Nguyên. Trước khi đến với điện ảnh, ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp, học viết văn, chèo, tham gia đóng kịch trong quân đội. Năm 1955, ông trở thành diễn viên Xưởng Phim truyện Việt Nam (sau là Hãng Phim truyện Việt Nam). Đóng vai chính phim đầu tiên - Vợ chồng A Phủ của đạo diễn Mai Lộc, ông trở thành một trong những gương mặt nổi bật của xưởng phim ngày ấy.

Sau đó, Trần Phương diễn đủ dạng vai từ già đến trẻ như Khoa - chồng Tư Hậu trong Chị Tư Hậu (1963), Khiêm trong Tiền tuyến gọi (1969), Sơn trong Biển gọi (1970), Tiệp trong Ngày lễ thánh, Lực trong Vợ chồng anh Lực... Sau này, ông nghỉ đóng phim, chuyển sang làm đạo diễn. Ông từng thực hiện phim Mưa rơi trên thành phố (1978), Dưới chân núi trắng (1979), Tội lỗi cuối cùng (1980)... Bộ phim Hy vọng cuối cùng (1981) với sự tham gia của Đặng Tất Bình và Như Quỳnh đã giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu, ông cũng giành giải "Đạo diễn xuất sắc".

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.